Thai nhi chậm phát triển - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com
admin

admin

Administrator
Staff member
Có không ít trường hợp dù bà bầu ăn đủ các loại đồ ăn bổ dưỡng nhưng thai nhi vẫn chậm phát triển.
Sức khỏe của thai nhi luôn được coi là vấn đề quan trọng nhất với các bà bầu. Nhưng các mẹ có biết rằng thậm chí dù được chăm sóc thường xuyên, đôi lúc thai nhi vẫn chậm phát triển không? Bài viết này sẽ cho các mẹ biết những nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển, nguy cơ tiềm tàng, và những cách phòng tránh tình trạng này.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung là gì?

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (gọi tắt là UIGR) là tình trạng biểu hiện sự suy giảm phát triển của thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Với tình trạng này, kích cỡ của thai nhi sẽ nhỏ hơn kích cỡ trung bình trong độ tuổi mang thai.

Có 2 dạng chính của chứng giới hạn tăng trưởng trong tử cung ở thời điểm thai kỳ:

- Đối xứng hoặc UIGR sơ cấp: Bé có tỉ lệ cơ thể đối xứng với các cơ quan nội tạng, nhưng nhỏ hơn so với những bé thông thường ở cùng độ tuổi.

- Không đối xứng hoặc UIGR trung cấp: Bé có tỉ lệ đầu và não bộ bình thường nhưng kích cỡ cơ thể bé hơn so với bình thường trong độ tuổi thai nghén. Phải đến tam cá nguyệt thứ ba thì triệu chứng mới bắt đầu rõ ràng.


Thai chậm phát triển trong tử cung là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Những nguyên nhân khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung

Các nguyên nhân dẫn đến chứng IUGR được phân chia thành 3 loại chính: do mẹ, do thai nhi, hoặc do nhau thai. Những nguyên nhân cụ thể bao gồm:

Tiền sản giật

Khi mang thai, các mẹ phải thường xuyên được kiểm tra huyết áp để phòng bị tiền sản giật, hay còn gọi là chứng cao huyết áp khi mang thai hoặc PIH. Huyết áp cao là một dấu hiệu của chứng tiền sản giật, gây nén phần tĩnh mạnh. Tĩnh mạnh bị nén sẽ cản trở lượng máu lưu thông tới nhau thai, do đó dẫn đến thai nhi chậm phát triển.


Đa thai

Ở một số trường hợp mẹ mang đa thai, bé thường chậm phát triển do nhau thai không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của nhiều bé. Hơn nữa, nguy cơ mắc tiền sản giật cũng rất cao đối với các mẹ mang nhiều thai. UIGR thường xảy ra với tầm 25 đến 30% các trường hợp mang thai đôi.

Bệnh truyền nhiễm

Bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào từ mẹ khi mang thai đều có thể dẫn đến chậm phát triển cho bé. Các bệnh truyền nhiễm như giang mai (một bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục), toxoplasmosis (một loại vi khuẩn thường lây lan qua thịt sống) cytomegalovirus (một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây lan nhanh trong thai kỳ do hệ miễn dịch bị suy giảm), và rubella (bệnh sởi từ Đức) đều làm tăng khả năng mắc IUGR.

Ít ối

Nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Ít ối (hay còn gọi là oligohydramnios) có thể dẫn tới kìm hãm sự phát triển của thai nhi. Rất nhiều yếu tố, như sức khỏe của mẹ, các loại thuốc men nhất định, và rách màng ối là nguyên nhân gây cạn ối.

Nhau thai có vấn đề: Trong trường hợp này, nhau thai sẽ không hoạt động thường xuyên. Điều này dẫn đến thiếu lượng oxy và dưỡng chất cung cấp từ mẹ sang bé, gây chậm phát triển.

Dây rốn không bình thường

Dây rốn là phần kết nối thai nhi với nhau thai. Nó gồm 1 tĩnh mạch rốn và 2 động mạch rốn, phụ trách lưu thông máu giữa thai nhi và nhau thai. Tuy nhiên, nếu dây rốn chỉ có 1 động mạch, điều bất thường này sẽ hạn chế thai nhi phát triển.


Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do mẹ, do thai hoặc do nhau thai. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bé bị chậm phát triển trong tử cung. Chẳng hạn như mẹ thấp bé, lượng dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ khi mang thai ít, tử cung dị dạng, mẹ mắc các bệnh liên quan đến mạch máu như xuất huyết thường xuyên hay đái tháo đường, vác bệnh mãn tính từ mẹ như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, thai nhi bị các biến chứng nhiễm sắc thể như Hội chứng Down hoặc Turner, các biến chứng về di truyền và xương cốt của thai nhi.



Thai nhi chậm phát triển còn có thể do những thói quen sinh hoạt của người mẹ như: hút thuốc, giảm cân, uống nhiều bia rượu, sử dụng ma túy, chế độ ăn kém, bị phơi nhiễm phóng xạ hoặc hóa chất với cường độ cao.

Các nguy cơ của chứng IUGR

Những bé bị chứng UIGR sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe cả trước và sau khi chào đời. Những nguy cơ này bao gồm:

- Cân nặng khi sinh thấp.

- Gặp khó khăn khi thở và ăn uống.

- Giảm khả năng chống trọi với bệnh truyền nhiễm.

- Hạ đường huyết.

- Chỉ số Apgar thấp (Chỉ số Apgar là một bài kiểm tra để đánh giá các điều kiện thể chất của trẻ sơ sinh và để xác định xem trẻ có cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức hay không. Chỉ số này sẽ được xác định trên thang điểm từ 0 đến 2, với 2 là điểm cao nhất)

- Lượng hồng cầu tăng đột biến.

- Gặp vấn đề về thần kinh.

- Khó khăn trong việc giữ thân nhiệt.

- Thai bị chết lưu.

Để tránh các rủi ro trên với bé, các mẹ nên đi kiểm tra y tế để bác sĩ đo lường sự phát triển của bé một cách thường xuyên.


Các bé bị chậm phát triển trong tử cung có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe sau khi sinh. (Ảnh minh họa)

Thai nhi chậm phát triển được chẩn đoán như thế nào?

UIGR được chữa trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của nó:

Ở mức 0, các mẹ chỉ cần được điều trị ngoài trú và xét nghiệm Doppler 2 tuần 1 lần. Nếu kết quả khả quan, việc sinh đẻ vẫn diễn ra bình thường. Còn nếu không, thai nhi sẽ chuyển sang mức 1.

Mức 1, cũng như mức 0, đòi hỏi sự điều trị ngoại trú, nếu không bị giật tiền sản, các mẹ vẫn phải đi gặp bác sĩ 2 lần trong tuần. Các mẹ sẽ được cung cấp thuốc trợ sinh trong quá trình chẩn đoán, và được xét nghiệm một cách thoải mái.

Nếu đã sang đến mức 2, các mẹ phải chấp nhận điều trị nội trú và xét nghiệm tiền sản 2 lần trong ngày, nếu kết quả xét nghiệm khả quan, việc sinh đẻ được khuyến cáo thực hiện trong vòng 34 tuần. Tuy nhiên, nếu kết quả có biến, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên mổ đẻ ngay lập tức. Trong trường hợp mức 3 xảy ra, việc sinh đẻ sẽ được thực hiện trong vòng 32 tuần.

Nếu được chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung, mẹ nên thường xuyên đi gặp bác sĩ và kiểm tra một cách cẩn thận, theo dõi một cách kỹ lưỡng các cử chỉ của bé. Nếu bé không cử động thường xuyên, hãy liên lạc với bác sĩ và làm theo các hướng dẫn của họ.


Mẹ cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ để đề phòng thai chậm phát triển. (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để phòng tránh UIGR ?

Những cách dưới đây có thể giảm nguy cơ bị UIGR:

- Ăn uống điều độ, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

- Ngừng việc hút thuốc và uống bia rượu khi mang thai.

- Đến bác sĩ kiểm tra nếu như bất kỳ loại loại thuốc nào mẹ đang dùng gây nguy cơ UIGR.

- Thường xuyên nghỉ ngơi & giảm stress. Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.

- Tập thể dục để giữ sức khỏe.

Thai nhi chậm phát triển không phải là vấn đề trong tầm tay. Nhưng có một lối sống lành mạnh, và từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc và uống rượu bia là những thứ các mẹ hoàn toàn có thể làm được. Hãy nói chuyện với bác sĩ và làm theo chỉ dẫn của họ. Nếu bé trong bụng vẫn chậm lớn, hãy đợi đến lúc đẻ, và nuôi dưỡng và cho con bú một cách cẩn thận sẽ giúp bé phát triển bình thường.



Theo Việt Anh (Dịch từ Momjunction) (Khám Phá)​
 
Bên trên