Những điều cần lưu ý cho bà bầu trong kỳ mang thai. - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Những điều cần lưu ý cho bà bầu trong kỳ mang thai.

tiptopkid

tiptopkid

Tai nghe thai nhi số 1 Việt Nam
Bà bầu nên tìm hiểu thông tin và tham khảo lời khuyên của các bác sĩ để nâng cao kiến thức thai kỳ, giúp hiểu rõ hơn các nguy cơ, triệu chứng và các bệnh thường gặp trong thai kỳ để chủ động phòng tránh, từ đó nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé đồng thời giảm thiểu rủi ro không mong muốn.

Khám thai định kỳ để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, các bà mẹ nên lưu ý khám thai định kỳ, trung bình khoảng 7 lần trong suốt thai kỳ. Những lợi ích của việc khám thai định kỳ bao gồm: phát hiện bệnh tật của mẹ khi mang thai; theo dõi sự phát triển, phát hiện dị tật hay những điểm bất thường ở thai nhi; xác định sự thích nghi của cơ thể mẹ và thai nhi; giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và xác định khoảng thời gian sinh con.




Khám thai định kỳ giúp mẹ xác định tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi

Những kiểm tra cần thiết trong các lần khám thai:

Khám lần đầu tiên: Sau khi chậm kinh khoảng 1 tháng để biết bạn mang thai hay chưa, xác định tuổi thai và ngày dự kiến sẽ sinh.

Lần khám thứ 2 (Tuần thai thứ 11 – 13): Đo độ mờ da gáy, xem bé có nguy cơ mắc bệnh bất thường nhiễm sắc thể hay không, có thể xét nghiệm Double test.

Lần khám thứ 3 (Tuần thai thứ 15 – 17): Kiểm tra Triple Test

Lần khám thứ 4 (Tuần thai thứ 22 – 24): Nhằm xác định các dị tật bẩm sinh của em bé, chủ yếu là về tim, xương và giới tính của thai nhi.

Lần khám thứ 5 (Vào tuần thứ 26): Khám thông thường và tiêm ngừa uốn ván

Lần khám thứ 6 (Tuần thai thứ 30 – 32): Kiểm tra tình trạng bánh rau và nước ối, xét nghiệm nước tiểu và tiêm ngừa uốn ván mũi thứ hai

Từ tuần thai thứ 36: Là lúc bà mẹ mang thai nên chọn bệnh viện để sinh, đăng ký hồ sơ và thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu để sẵn sàng lúc sinh. Sản phụ cũng nên khám thai thường xuyên hơn trong thời gian này (mỗi tuần 1 lần cho tới khi sinh).




Chủ động tìm hiểu thông tin và lời khuyên từ bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp


Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Trung bình khẩu phần ăn của thai phụ sẽ tăng lên khoảng 430 Kcal 1 ngày, cân nặng sẽ tăng tương ứng khoảng 10 – 12,5 kg trong suốt thai kỳ. Bữa ăn phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:

- Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Ngoài việc uống nhiều nước, khoảng 2,5 lít mỗi ngày, thai phụ nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén, bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:

Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…

Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…

Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…

Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.



 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên