Đặng Bội Ngọc
Thành viên chính thức
Việc đặt tên cho con là điều không dễ dàng với nhiều bố mẹ, đặc biệt là sinh đôi. Nếu đang trong tình huống này, bạn hãy tham khảo cách đặt tên cho cặp sinh đôi nhé.
Sinh đôi có nghĩa là bạn sẽ có gấp đôi niềm vui đồng thời cũng nhân đôi mọi việc. Trong đó, có việc đặt tên cho cặp sinh đôi. Trước khi lướt qua danh sách các tên bé để chọn cái tên phù hợp, bạn hãy tham khảo 6 bí quyết về cách đặt tên cho cặp sinh đôi.\
1. Không cần đặt tên cho cặp sinh đôi quá vần
Nhiều bố mẹ thường thích đặt tên cho cặp sinh đôi của mình gần giống nhau (chẳng hạn như An và Anh, Huyên và Huyền…) cũng như bắt đầu với cùng một chữ cái đầu tiên hoặc có cùng một số âm tiết vì chúng dễ nhớ. Thế nhưng, có khi muốn đặt tên có vần có điệu mà nó không có ý nghĩa gì hoặc ý nghĩa không hay, bạn cũng đừng chọn. Con cần có cái tên riêng biệt như chính bản thân mình vậy chứ không cần phải có vần điệu với anh chị em song sinh của mình.
2. Giữ gìn truyền thống gia đình
Một số gia đình thích đặt tên cho con có đầy đủ họ của bố và mẹ. Đây là ý khá hay. Hãy để con được gắn bó với nguồn gốc của mình ở cả hai bên nội và ngoại. Bạn cũng có thể chọn cho con cái tên nổi bật như Như và Ý.
3. Cân nhắc tính thực tế
Dù cái tên bạn đặt cho con có ý nghĩa tuyệt vời nhưng hãy cân nhắc đến tính thực tế. Nếu chúng quá dài hoặc quá khó đọc, bạn không nên chọn. Hãy ưu tiên lựa chọn những cái tên ngắn, dễ phát âm. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đặt tên thật dài, bạn có thể đặt thêm biệt danh riêng cho từng bé.
4. Chọn tên cùng mức độ phổ biến
Bạn đặt cho một bé với cái tên thật quen tai như Ân, Hùng… và bé còn lại đặt tên lạ như Kiếm, Nén. Điều này sẽ khiến con gặp khó khăn khi phát âm, có khi bị bạn bè trêu chọc bằng cách đổi tên theo nghĩa khác (Nén thành Nến) hoặc cảm thấy người lớn không công bằng khi đặt tên cho mình.
5. Ưu tiên những cái tên dễ đọc
Khi ưng ý một cặp tên, bạn hãy đọc to và lắng nghe cẩn thận. Những cái tên này có vần điệu với nhau hoặc khiến người lớn không thể nói trôi chảy không? Các con và bạn sẽ phải phát âm cái tên đó rất nhiều lần trong đời. Vì vậy, bạn nên chú ý và chọn những cặp tên dễ đọc cùng nhau.
6. Đặc biệt cẩn thận với cặp sinh đôi trai – gái
Nếu chọn những cái tên trung tính, không phân biệt được giới tính cho cặp sinh đôi (ví dụ như An, Ân), bạn bè và giáo viên của bé sẽ bối rối. Lúc này, bé gái đặt tên con gái (Cúc, Đào, Thu…), còn con trai đặt tên con trai như (Hùng, Quốc, Phát…).
Sinh đôi có nghĩa là bạn sẽ có gấp đôi niềm vui đồng thời cũng nhân đôi mọi việc. Trong đó, có việc đặt tên cho cặp sinh đôi. Trước khi lướt qua danh sách các tên bé để chọn cái tên phù hợp, bạn hãy tham khảo 6 bí quyết về cách đặt tên cho cặp sinh đôi.\
1. Không cần đặt tên cho cặp sinh đôi quá vần
Nhiều bố mẹ thường thích đặt tên cho cặp sinh đôi của mình gần giống nhau (chẳng hạn như An và Anh, Huyên và Huyền…) cũng như bắt đầu với cùng một chữ cái đầu tiên hoặc có cùng một số âm tiết vì chúng dễ nhớ. Thế nhưng, có khi muốn đặt tên có vần có điệu mà nó không có ý nghĩa gì hoặc ý nghĩa không hay, bạn cũng đừng chọn. Con cần có cái tên riêng biệt như chính bản thân mình vậy chứ không cần phải có vần điệu với anh chị em song sinh của mình.
2. Giữ gìn truyền thống gia đình
Một số gia đình thích đặt tên cho con có đầy đủ họ của bố và mẹ. Đây là ý khá hay. Hãy để con được gắn bó với nguồn gốc của mình ở cả hai bên nội và ngoại. Bạn cũng có thể chọn cho con cái tên nổi bật như Như và Ý.
3. Cân nhắc tính thực tế
Dù cái tên bạn đặt cho con có ý nghĩa tuyệt vời nhưng hãy cân nhắc đến tính thực tế. Nếu chúng quá dài hoặc quá khó đọc, bạn không nên chọn. Hãy ưu tiên lựa chọn những cái tên ngắn, dễ phát âm. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đặt tên thật dài, bạn có thể đặt thêm biệt danh riêng cho từng bé.
4. Chọn tên cùng mức độ phổ biến
Bạn đặt cho một bé với cái tên thật quen tai như Ân, Hùng… và bé còn lại đặt tên lạ như Kiếm, Nén. Điều này sẽ khiến con gặp khó khăn khi phát âm, có khi bị bạn bè trêu chọc bằng cách đổi tên theo nghĩa khác (Nén thành Nến) hoặc cảm thấy người lớn không công bằng khi đặt tên cho mình.
5. Ưu tiên những cái tên dễ đọc
Khi ưng ý một cặp tên, bạn hãy đọc to và lắng nghe cẩn thận. Những cái tên này có vần điệu với nhau hoặc khiến người lớn không thể nói trôi chảy không? Các con và bạn sẽ phải phát âm cái tên đó rất nhiều lần trong đời. Vì vậy, bạn nên chú ý và chọn những cặp tên dễ đọc cùng nhau.
6. Đặc biệt cẩn thận với cặp sinh đôi trai – gái
Nếu chọn những cái tên trung tính, không phân biệt được giới tính cho cặp sinh đôi (ví dụ như An, Ân), bạn bè và giáo viên của bé sẽ bối rối. Lúc này, bé gái đặt tên con gái (Cúc, Đào, Thu…), còn con trai đặt tên con trai như (Hùng, Quốc, Phát…).