Bà bầu có nên ăn bưởi chỉ có tốt trở lên! - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Bà bầu có nên ăn bưởi chỉ có tốt trở lên!

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
Công dụng của bưởi với sức khỏe không có gì phải bàn cãi, nhưng với bà bầu thì sao? Liệu bà bầu ăn bưởi có tốt không? Đâu là những lợi ích bưởi đem lại cho bà bầu?


Là trái cây nhiệt đới thuộc họ cam quýt, bưởi vốn là nguồn bổ sung vitamin C cực dồi dào, giúp tăng sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, không thể thiếu rất nhiều những vitamin, khoáng chất khác trong loại quả này, chẳng hạn như chất chống ô-xy hóa, vitamin B, beta carotene, canxi, protein, canxi, sắt,… Nhiều dưỡng chất là vậy, nhưng liệu bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Trang Styles at life đã khẳng định nếu bà bầu thường xuyên ăn bưởi trong thai kỳ sẽ rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Bưởi là trái cây thuộc họ cam quýt nổi tiếng với lượng vitamin C dồi dào.

Nó giúp bà bầu tăng sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả trong thai kỳ cùng nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Nước ta có rất nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng như bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch…

Giá trị dinh dưỡng của bưởi với phụ nữ có thai

Dưỡng chất trong một quả bưởi có thể được liệt kê như sau:
  • Vitamin C: 44,8mg.
  • Vitamin B1: 0,03mg.
  • Vitamin B2: 0,03 mg
  • Beta Carotene: 200g.
  • Canxi: 14mg.
  • Protein: 0,7g.
  • Chất béo: 0,3g.
  • Carbohydrate: 10,4g.
Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể nói chung và sức khỏe thai phụ nói riêng. Có thể thấy bưởi thực sự là một loại trái cây lý tưởng cho thai kỳ của chị em.


Bưởi có tác dụng rất tốt đến sức khỏe mẹ bầu trong thai kỳ

Lợi ích của bưởi đối với thai kỳ

Giúp giảm nghén hiệu quả

3 tháng đầu thai kỳ, đa số các mẹ bầu đều phải trải qua thời gian ốm nghén mệt mỏi. Trong danh sách thực phẩm giúp giảm nghén, bưởi không phải ngoại lệ.

Theo đó, mẹ bầu có thể nấu nước vỏ bưởi để uống, đảm bảo tình trạng buồn nôn sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Cách nấu rất đơn giản:
  • Rửa sạch 15g vỏ bưởi
  • Cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun sôi kỹ
  • Sau đó chắt lấy 150ml, chia làm 3 lần uống hằng ngày, trước bữa ăn khoảng 20 phút.
  • Mẹ chỉ cần duy trì uống khoảng 3-5 ngày, những cơn buồn nôn sẽ bớt “ghé thăm” bạn vào mỗi sáng.
Trị táo bón khi mang thai

Hormone thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột, gây tình trạng mẹ bầu bị táo bón. Để trị chứng bệnh này, bà bầu nên ăn vài múi bưởi mỗi ngày. Lượng vitamin C dồi dào từ bưởi rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Nhờ sỡ hữu hàm lượng vitamin C cao trong thành phần, chưa kể còn có cả chất chống ô-xy hóa, đó là lý do bưởi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nó còn giúp cải thiện hệ miễn dịch đang nhạy cảm trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu.

Cũng chính nhờ vậy, bà bầu bớt bị stress, căng thẳng hơn, đặc biệt còn có thể ngăn ngừa nguy cơ lên cơn hen suyễn, hay bị bệnh viêm khớp…


Trong bưởi chứa hàm lượng vitamon C cao giúp chống mệt mỏi, căng thẳng

Vị thuốc chữa viêm họng, cảm cúm

Nhờ tính ôn, bưởi có tác dụng chữa cảm, sổ mũi khá hiệu quả. Khi bị cảm trong thai kỳ, bà bầu có thể dùng bưởi như một vị thuốc trị bệnh, giúp tình trạng cảm thuyên giảm.

Cách nấu:
  • Chuẩn bị 5-8 quả bưởi, bỏ vỏ, bỏ hạt
  • Vắt lấy nước cho vào nồi đun sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường, 10ml nước gừng tươi
  • Nấu cho đến khi dung dịch thành dạng sệt
  • Cho và lọ dùng dần, mỗi lần dùng pha 1 thìa cà phê với nước ấm, ngày uống 2 lần
Trị đầy bụng, khó tiêu

Tình trạng đầy bụng, khó tiêu cũng thường xuyên xảy ra với phụ nữ mang thai, do hormone thai kỳ gây quá nhiều thay đổi cho hệ tiêu hóa.

Lúc này, mẹ bầu có thể ăn bưởi để giảm bớt sự khó chịu do chứng khó tiêu này gây ra. Bên cạnh ăn múi bưởi, mẹ cũng có thể nấu nước bưởi cùng trần bì, gừng tươi và đường đỏ để lấy nước uống, giúp trị đầy bụng rất tốt.

Hạ guyết áp và ngăn ngừa tiền sản giật

8% phụ nữ mang thai mắc phải chứng tiền sản giật. Hậu quả có thể là sinh non hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong nếu không được theo dõi kỹ càng.

Mắc phải tiền sản giật trong lần thai đầu còn có thể tái phát trong những thai kỳ tiếp theo. Người có nguy cơ cao nhất là những người bị huyết áp cao trước khi mang thai.

Bưởi chứa cả kali và lycopene, mang trong mình hai nhiệm vụ: không chỉ giúp hạ huyết áp mà con ngăn ngừa các vấn đề về huyết áp khác liên quan đến việc mang thai.

Giảm cholesterol


Người mẹ có tỷ lệ mỡ trong máu cao? Đừng lo lắng quá. Nhờ chứa chất xơ và pectin, nên có thể xem bưởi như là vị thuốc giãn mạch tự nhiên. Tuy vậy, không nên trông cậy hết vào quả bưởi, sự chăm sóc của bác sĩ là điều cần thiết nhất.

Mất ngủ

Trong ba tháng cuối thai kỳ, giấc ngủ có thể rất khó chịu. Kết hợp với nỗi lo lắng, bồn chồn khi con sắp sửa chào đời càng khiến mẹ thêm trằn trọc suốt đêm.

Khoa học đã chứng minh được rằng bưởi giúp làm nhẹ bớt các triệu chứng này, đặc biệt là nếu thưởng thức trước khi đi ngủ.

Duy trì cân nặng


Lên đúng số cân thích hợp trong thai kỳ là điều bắt buộc, tuy vậy có một số bà mẹ lại phải vật lộn khổ sở vì tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh.

Lúc này, bưởi lại là vị cứu tinh cho các mẹ khi vào vai một món ăn vặt hay món tráng miệng tuyệt hảo. Chỉ chứa khoảng 50 calories, bưởi giúp hạn chế tăng cân nhanh hoặc tăng quá nhiều.


Loại quả này sẽ giúp mẹ giữ mức cân nặng đạt chuẩn cần có trong thai kỳ

Giảm nguy cơ thiếu máu

Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn giàu vitamin B có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu. Đây là một vấn đề rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Quả bưởi vừa giúp phòng ngừa vừa được dùng để ăn kết hợp với uống thuốc nếu đã mắc chứng bệnh này.

Phòng ngừa bệnh hen suyễn

Vitamin C dồi dào trong bưởi giúp làm giảm nguy cơ bệnh hen suyễn phát triển. Đây cũng là một điều quan trọng cần nhớ. Bởi vì khi mắc phải hen suyễn trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trong con.

Sưng và tích nước

Sưng và tích nước ở chân và bàn chân là một hiện tượng rất thường gặp trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Vì bưởi chứa cả bioflavonoid và vitamin C, “cặp đôi hoàn hảo” giúp loại trừ khả năng giữ nước và sưng tấy.

Loãng xương

Canxi là một chất dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình mang thai, nhưng không may là một vài bà mẹ lại gặp khó khăn trong việc thu nhận đủ canxi, dẫn đến nhiều vấn đề cả cho mẹ lẫn cho bé sau này.

Một quả bưởi cung cấp khoảng 2% lượng canxi cần nạp vào mỗi ngày. Khi kết hợp với các nguồn dinh dưỡng khác còn giúp chống lại bệnh loãng xương cho mẹ và giúp hình thành xương cho bé.


Tình trạng loãng xương của thai phụ cũng giảm đáng kể khi dùng quả bưởi

Làn da khỏe

Người ta nói khi mang thai da dẻ hồng hào, thế nhưng một làn da tươi hơn, sáng hơn không phải lúc nào cũng có.

Điều này là do hormone thay đổi và đôi khi các chứng dị ứng mới gặp trong đời có thể xuất hiện, gây ra các kiểu bệnh về da từ nhẹ đến nặng.

Vitamin C có trong bưởi giúp chăm chút cho làn da khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu tổn thương do mặt trời và ô nhiễm.


Tiểu đường và các vấn đề về glucose

Đối với các bà mẹ trẻ, tiểu đường thai kỳ là một vấn đề đáng suy nghĩ ngay từ khi bắt đầu mang thai. Đôi khi với một số người thì chậm hơn, rơi vào khoảng quý thứ 2 và 3.

Bưởi rất hữu ích trong việc làm giảm tinh bột và đường trong cơ thể. Vì đây là một loại quả ít đường nên ăn rất an tâm, không như những loại trái cây khác.

Rõ ràng, bưởi là loại trái cây “thân thiện” với bà bầu, nhưng chỉ tốt khi nó nằm trong một chế độ ăn cho bà bầu hợp lý vừa phải. Ăn quá nhiều có thể gây đau bụng hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên ăn bưởi, trái cây giàu vitamin C, trong lúc đói. Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Câu trả lời là chỉ tốt khi bạn ăn đúng cách và đúng lượng.

(Theo Marry Baby)
 
Bên trên