Bà bầu nên biết về rau quấn cổ - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Bà bầu nên biết về rau quấn cổ

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
Trong những tháng cuối của thai kỳ, do sự “hiếu động” và thường xuyên thay đổi vị trí có thể làm cho dây rốn cuốn quanh người đặc biệt là phần cổ của thai nhi. Hiện tượng dây rốn quấn cổ khá phổ biến và làm cho cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an.


Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Theo thống kê, trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 bé bị dây rốn quấn cổ trong thời gian nằm trong bụng mẹ. Đa phần những trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ vẫn phát triển khỏe mạnh cho đến lúc sinh và cuộc chuyển dạ của mẹ cũng diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, nếu dây rốn quá ngắn hoặc bị quấn nhiều vòng sẽ làm căng dây rốn, từ đó làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng cho thai nhi.

1/ Cách phát hiện sớm thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Siêu âm là cách phát hiện nhanh và chính xác nhất trường hợp bé cưng bị dây rốn quấn cổ. Thông thường, tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi bé cưng “nhảy múa” hào hứng nhất. Cũng có những trường hợp bé bị quấn ở tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Siêu âm còn cho phép các bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng cũng như mức độ nguy hiểm của thai nhi. Vì vậy, tốt nhất, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để luôn theo sát tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé con trong bụng.




Hiện tượng dây rốn quấn cổ được phát hiện qua siêu âm

Thai máy bất thường cũng là dấu hiệu cho thấy bé cưng đang bị dây rốn quấ cổ. Dây rốn quấn quá chặt sẽ làm bé bị thiếu oxy, khó thở và bắt đầu đạp nhiều hơn. Gặp hiện tượng này, mẹ bầu hãy đi khám thai càng sớm càng tốt.

2/ Dây rốn quấn cổ, thai dễ gặp những nguy cơ nào?

– Đối với thai nhi: Dây rốn là “cầu nối” chất dinh dưỡng và oxy cho bé khi còn trong bụng mẹ. Quá trình này sẽ bị cản trở khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ với nhiều vòng siết chặt, bé sinh ra có thể bị nhẹ cân, thiếu máu hoặc tử vong.

– Quá trình sinh con: Khi dây rốn quấn chặt và ngắn có thể làm cho thai nhi bị treo lơ lửng trên cao và khó lọt qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài. Nếu không thể sinh thường, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

– Sau khi sinh: Khi dây rốn quấn cổ chặt làm bé thiếu oxy có thể gây co giật, cơ thể tím tái. Lúc này, bé sẽ được bác sĩ chăm sóc và theo dõi chặt chẽ cho đến khi sức khỏe ổn định.

3/ Dây rốn quấn cổ có tự biến mất?

Đa phần những trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi ở tuần 18 – 25 của thai kỳ đều có thể tự tháo do bé di chuyển, mẹ không cần quá lo lắng.

Tuổi thai càng lớn, thai nhi cử động càng nhiều, dây rốn càng có nguy cơ quấn nhiều vòng hơn. Lúc này sẽ rất khó để có thể gỡ dây rốn. Vì vậy, mẹ cần theo dõi thai máy thường xuyên, nếu thai đột ngột đạp mạnh hơn bình thường, yếu hoặc ngưng đạp mẹ phải gặp bác sĩ ngay.


Khi biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng quá nhiều vì có thể tác động xấu đến bé
4/ Mẹo tháo dây rốn quấn cổ

Theo mẹo dân gian, trước khi đi ngủ mẹ hãy bò quanh giường ngược chiều với chiều kim đồng hồ thì sẽ gỡ được dây rốn quấn cổ. Mặc dù khoa học chưa chứng minh được điều này nhưng nhiều mẹ đã “truyền tai” nhau về tính hiệu quả của nó mang lại. Thực hiện cách này vừa giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ, vừa giúp mẹ có thêm niềm tin để tinh thần thoải mái hơn. Không mất gì nên mẹ cứ thử xem sao!


Lưu ý dành cho mẹ:

– Chỉ nên bò quanh giường vài vòng, tránh nôn nóng thực hiện nhiều dẫn đến chóng mặt, ảnh hưởng đến thai nhi.

– Mẹ không nên đến những nơi quá ồn ào hay cho bé nghe nhạc quá lớn vì sẽ khiến thai nhi kích động. Bé sẽ cử động nhiều hơn làm cho dây rốn dễ quấn cổ hơn hoặc quấn chặt hơn nữa.

– Không nên dùng tay xoa bụng nhằm tháo dây rốn vì xoa không đúng cách có thể làm cho tử cung co bóp mạnh, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngọc Anh (st)
 
Bên trên