Bật mí mẹ bầu 4 cách trị táo bón vô cùng đơn giản - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Bật mí mẹ bầu 4 cách trị táo bón vô cùng đơn giản

N

Ngoc Tuyen

Thành viên chính thức
Táo bón là một triệu chứng bạn thường gặp khi mang thai. Táo bón khi mang thai có thể gây ra nhiều nguy hiểm hơn bạn nghĩ, những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa táo bón khi mang thai.


Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Trong thai kỳ mẹ bầu có thể bị táo bón nếu gặp phải một số vấn đề như thay đổi hormone, áp lực lên tử cung hay lượng sắt trong thực phẩm bổ sung vào cơ thể cũng có thể gây nên hiện tượng này.

Sự gia tăng lượng hormone progesterone trong thời gian mang thai giúp các cơ và đường ruột bạn được thư giãn. Do đó, các hoạt động của đường ruột diễn ra chậm hơn so với tốc độ tiêu hóa bình thường. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng táo bón khi mang thai.

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị táo bón. Hơn ¾ mẹ bầu sẽ dễ dàng nhận biết nếu bị táo bón và một số vấn đề nghiêm trọng khác về đường ruột vào thời gian này. Bạn có thể điều trị bằng các đơn thuốc của bác sĩ kê, một số phương pháp giúp bạn ngăn ngừa và điều trị táo bón.

Tác hại của táo bón khi mang thai

Táo bón gây khó chịu và mệt mỏi, khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy đầy bụng gây ra chán ăn, từ đó không cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

Ngoài ra, khi chất thải không được tống ra ngoài mà bị tích tụ lâu trong ruột có thể lây truyền độc tố, gây hại cho cả mẹ lẫn bé trong bụng. Hơn nữa, việc phải dùng sức để rặn khi đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai.


Những cách đơn giản giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai

Chế độ ăn uống phù hợp


Để giảm thiểu nguy cơ bị táo bón khi mang thai, bạn nên bổ sung lượng chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nhiều vitamin và các chất chống oxi hóa. Trung bình mỗi ngày mẹ cần cung cấp cho cơ thể khoảng 25-30 gram chất xơ.

Một số thực phẩm mẹ bầu nên ưu tiên gồm trái cây sạch, rau xanh, các loại đậu, hạt, ngũ cốc, mận khô và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Bạn có thể uống gấp đôi lượng nước hằng ngày vẫn uống. Tốt nhất là bạn nên uống khoảng 8 đến 12 ly nước mỗi ngày để giữ đường ruột của bạn thoải mái và để thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Trong thai kỳ, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa ăn nhỏ để hạn chế nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra việc này còn giúp hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều và thức ăn di chuyển xuống ruột và đại tràng dễ dàng hơn.

Bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải và khiến chúng làm việc vất vả hơn.

Luyện tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai

Theo nghiên cứu, luyện tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ. Các hoạt động thể dục thể thao có thể kích thích đường ruột của bạn. Hơn nữa, phụ nữ mang thai cần luyện tập ít nhất 3 lần/tuần và khoảng 20-30 phút một lần.

Đến cuối thai kỳ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc luyện tập bởi sự thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên bạn cần cố gắng duy trì thể dục thể thao bằng một số hoạt động đơn giản như đi bộ, bơi, tập gym hay yoga, thực hành các hoạt động này vào buổi chiều để giúp cơ thể thoải mái hơn.

Trước khi tham gia khóa luyện tập nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và huấn luyện viên để có các bài tập an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.

Sử dụng dầu oliu cho các món chiên xào

Ăn nhiều món chiên xào cũng là nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn hãy dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên chất và dầu hướng dương tinh luyện. Đây là loại dầu ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và không ngây ngán.

Ngăn ngừa táo bón khi mang thai bằng cách hạn chế sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng khả năng bạn sẽ bị táo bón chẳng hạn như thuốc bổ sung sắt (thường được dùng để giúp ngăn ngừa thiếu máu). Nếu bạn đang gặp vấn đề với vitamin, hãy yêu cầu bác sĩ đổi sang loại khác cũng như ngăn ngừa tình trạng này thông qua chế độ dinh dưỡng.

Chỉ nên sử dụng thuốc khi đó là biện pháp cuối cùng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ dẫu cho loại thuốc có thuộc loại kê đơn hay không.

Qua những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng mẹ bầu đã tìm ra một cách giúp giảm nguy cơ bị táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhé!


Nguồn: https://hellobacsi.com/chuyen-de/roi-loan-tieu-hoa/ngan-ngua-tao-bon-khi-mang-thai/
 
Bên trên