Tran Nga
Thành viên chính thức
(Emdep.vn) - Gen di truyền chỉ quyết định 20-40% chỉ số IQ của con chứ không phải là yếu tố quyết định. Dinh dưỡng hỗ trợ phát triển trí não mới là yếu tố quyết định trí thông minh của trẻ.\
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy não bộ thai nhi hình thành từ rất sớm, từ khi thai nhi được 8 tuần tuổi, kéo dài suốt thời gian thai kỳ cho đến lúc sinh. Vì thế các mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, kích thích phát triển trí não cho con ngay từ giai đoạn mang thai.
Tuần thứ 8, não bộ thai nhi đã bắt đầu phát triển.
Gen di truyền chỉ quyết định 20-40% chỉ số IQ của con chứ không phải là yếu tố quyết định. Dinh dưỡng hỗ trợ phát triển trí não mới là yếu tố quyết định trí thông minh của trẻ. Mẹ khi mang bầu có chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ cung cấp năng lượng, dưỡng chất hỗ trợ cho sự tăng trưởng tế bào và các liên kết thần kinh của thai nhi. Vì vậy, chúng có thể giúp kết nối nhận thức về cảm giác, học hỏi và ghi nhớ ở trẻ.
Trong công trình nghiên cứu sự phát triển của thai nhi về quá trình hình thành não bộ, các nhà khoa học thuộc trường đại học bang Ohio, Mỹ, đã kết luận rằng các tế bào thần kinh của thai nhi phát triển với tốc độ không ngừng nghỉ, tính bằng từng phút ngay từ những tuần thai đầu tiên. Sau đó, não không ngừng phát triển cho đến khi bé sinh ra và lớn lên, với tần suất cực đại đến năm 2 tuổi. Từ 2-3 tuổi trở đi, não trẻ tiếp tục phát triển, nhưng chậm hơn cho đến khi trưởng thành.
Nắm được những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi sẽ giúp các mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, tạo nền tảng cho quá trình tăng khả năng nhận thức, tư duy sau này cho con.
Các tế bào thần kinh của thai nhi phát triển với tốc độ không ngừng nghỉ, tính bằng từng phút ngay từ những tuần thai đầu tiên.
Một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não thai nhi mà mẹ cần lưu ý:
Tuần tuổi thứ 8
Theo Tiến sĩ Lynn Singer, Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio (Mỹ), bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3, thứ 4, các cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống của thai nhi bắt đầu diễn ra. Đến khoảng tuần tuổi thứ 8, não bộ của bé bắt đầu phát triển, các tế bào thần kinh trong não được phân nhánh để kết nối với nhau, hình thành những “đường mòn” đầu tiên trên não. Ở thời điểm này, thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ, những bước sóng âm thanh, xung truyền của cảm xúc sẽ kích thích lên não bộ của bé, giúp thai nhi cảm nhận được thông tin phát ra từ mẹ. Vì thế, mẹ nên dành thời gian trò chuyện, hát cho bé nghe ngay từ thời điểm này như một biện pháp hiệu quả hỗ trợ não bé phát triển.
Tuần tuổi thứ 20
Đây là thời điểm các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho 5 giác quan: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Não bộ của bé phát triển tăng tốc vào giai đoạn này, chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14. Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, não tăng gấp 6 lần cả về kích thước và khối lượng, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho não chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý vào thời điểm này sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ não bé phát triển toàn diện, ví dụ các loại thực vật đậm màu giàu Acid folic và DHA, sắt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, việc ba mẹ trò chuyện, giao tiếp với bé bằng lời nói và hành động cũng là yếu tố giúp não bé phát triển tốt hơn.
3 tháng cuối thai kỳ
Não bộ của bé phát triển nhanh nhất trong giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kỳ đến 2 tuổi (đạt khoảng 80% trọng lượng não người trưởng thành) và đạt gần 100% khi bước vào tuổi thứ 6. Thông thường, ở tuần tuổi thứ 28, trên bề mặt não bé xuất hiện vài nếp gấp, dần dần thành những nếp cuộn và các rãnh sâu vào cuối thai kỳ. Não của bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh vào lúc chào đời. Các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau giúp thông tin được truyền tải nhanh chóng, nhờ vậy, trẻ tập trung, ghi nhớ và xử lý tính huống tốt hơn.
Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng thời điểm kết hợp thai giáo đúng cách để con thông minh hơn.
Gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt của mẹ bầu trong thai kỳ đều là những yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển trí não của thai nhi. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng thời điểm, những phương pháp thai giáo đúng cách, hợp lý sẽ là điều kiện cần để bé con thông minh hơn, phát triển toàn diện hơn về sau. Vì thế, một số điểm đáng lưu ý mẹ nên biết:
– Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ.
– Tránh xa cocain hay lượng lớn caffeine bởi những chất gây nghiên này sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức của trẻ.
– Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ về sự phát triển trí não về sau.
– A-xít folic là vô cùng cần thiết quyết định sự khiếm khuyết hay hoàn chỉnh của ống thần kinh.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy não bộ thai nhi hình thành từ rất sớm, từ khi thai nhi được 8 tuần tuổi, kéo dài suốt thời gian thai kỳ cho đến lúc sinh. Vì thế các mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, kích thích phát triển trí não cho con ngay từ giai đoạn mang thai.
Tuần thứ 8, não bộ thai nhi đã bắt đầu phát triển.
Gen di truyền chỉ quyết định 20-40% chỉ số IQ của con chứ không phải là yếu tố quyết định. Dinh dưỡng hỗ trợ phát triển trí não mới là yếu tố quyết định trí thông minh của trẻ. Mẹ khi mang bầu có chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ cung cấp năng lượng, dưỡng chất hỗ trợ cho sự tăng trưởng tế bào và các liên kết thần kinh của thai nhi. Vì vậy, chúng có thể giúp kết nối nhận thức về cảm giác, học hỏi và ghi nhớ ở trẻ.
Trong công trình nghiên cứu sự phát triển của thai nhi về quá trình hình thành não bộ, các nhà khoa học thuộc trường đại học bang Ohio, Mỹ, đã kết luận rằng các tế bào thần kinh của thai nhi phát triển với tốc độ không ngừng nghỉ, tính bằng từng phút ngay từ những tuần thai đầu tiên. Sau đó, não không ngừng phát triển cho đến khi bé sinh ra và lớn lên, với tần suất cực đại đến năm 2 tuổi. Từ 2-3 tuổi trở đi, não trẻ tiếp tục phát triển, nhưng chậm hơn cho đến khi trưởng thành.
Nắm được những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi sẽ giúp các mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, tạo nền tảng cho quá trình tăng khả năng nhận thức, tư duy sau này cho con.
Các tế bào thần kinh của thai nhi phát triển với tốc độ không ngừng nghỉ, tính bằng từng phút ngay từ những tuần thai đầu tiên.
Một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não thai nhi mà mẹ cần lưu ý:
Tuần tuổi thứ 8
Theo Tiến sĩ Lynn Singer, Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio (Mỹ), bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3, thứ 4, các cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống của thai nhi bắt đầu diễn ra. Đến khoảng tuần tuổi thứ 8, não bộ của bé bắt đầu phát triển, các tế bào thần kinh trong não được phân nhánh để kết nối với nhau, hình thành những “đường mòn” đầu tiên trên não. Ở thời điểm này, thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ, những bước sóng âm thanh, xung truyền của cảm xúc sẽ kích thích lên não bộ của bé, giúp thai nhi cảm nhận được thông tin phát ra từ mẹ. Vì thế, mẹ nên dành thời gian trò chuyện, hát cho bé nghe ngay từ thời điểm này như một biện pháp hiệu quả hỗ trợ não bé phát triển.
Tuần tuổi thứ 20
Đây là thời điểm các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho 5 giác quan: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Não bộ của bé phát triển tăng tốc vào giai đoạn này, chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14. Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, não tăng gấp 6 lần cả về kích thước và khối lượng, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho não chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý vào thời điểm này sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ não bé phát triển toàn diện, ví dụ các loại thực vật đậm màu giàu Acid folic và DHA, sắt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, việc ba mẹ trò chuyện, giao tiếp với bé bằng lời nói và hành động cũng là yếu tố giúp não bé phát triển tốt hơn.
3 tháng cuối thai kỳ
Não bộ của bé phát triển nhanh nhất trong giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kỳ đến 2 tuổi (đạt khoảng 80% trọng lượng não người trưởng thành) và đạt gần 100% khi bước vào tuổi thứ 6. Thông thường, ở tuần tuổi thứ 28, trên bề mặt não bé xuất hiện vài nếp gấp, dần dần thành những nếp cuộn và các rãnh sâu vào cuối thai kỳ. Não của bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh vào lúc chào đời. Các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau giúp thông tin được truyền tải nhanh chóng, nhờ vậy, trẻ tập trung, ghi nhớ và xử lý tính huống tốt hơn.
Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng thời điểm kết hợp thai giáo đúng cách để con thông minh hơn.
Gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt của mẹ bầu trong thai kỳ đều là những yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển trí não của thai nhi. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng thời điểm, những phương pháp thai giáo đúng cách, hợp lý sẽ là điều kiện cần để bé con thông minh hơn, phát triển toàn diện hơn về sau. Vì thế, một số điểm đáng lưu ý mẹ nên biết:
– Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ.
– Tránh xa cocain hay lượng lớn caffeine bởi những chất gây nghiên này sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức của trẻ.
– Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ về sự phát triển trí não về sau.
– A-xít folic là vô cùng cần thiết quyết định sự khiếm khuyết hay hoàn chỉnh của ống thần kinh.
BDV