Cẩn trọng khi bà bầu bị ngứa do mụn nước - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Cẩn trọng khi bà bầu bị ngứa do mụn nước

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
Mụn nước có thể xuất hiện trước-trong-sau khi mang thai. Mụn thường làm bà bầu bị ngứa gây cảm giác khó chịu dai dẳng. Mục đích của việc trị liệu, chăm sóc da ngoài việc làm giảm mụn, ngứa, hạn chế tạo sẹo còn đảm bảo an toàn cho thai nhi.


Bà bầu bị ngứa do mụn nước có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự thay đổi hoóc-môn cho tới các nguyên nhân bệnh da liễu thai kỳ.

Nguyên nhân bà bầu bị ngứa do mụn nước

Ngứa khi mang thai có thể do sự thay đổi hoóc-môn estrogen trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, ở 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể tăng cân nhiều khiến các vùng da ở bụng, đùi, ngực… càng bị căng, giãn và rạn sẽ làm cho mẹ bầu ngứa ngáy nhiều hơn. Hoặc do mẹ bầu bị dị ứng hay từng bị tiền sử các bệnh về da…




Cảm giác ngứa khắp cơ thể do mụn nước làm mẹ bầu khó chịu và “ức chế” tâm lý

Ngứa kèm theo mụn nước là do sự tăng thân nhiệt và tăng tiết bã nhờn do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Việc tăng tiết chất Androden sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Cùng với đó là làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau. Mụn thường xuất hiện vào những tháng đầu khi mang thai và giảm dần sau đó.

Những vùng da hay bị nổi mụn nước là lưng, ngực, tay, chân, một số trường hợp nổi trên mặt, dưới lòng bàn chân, bàn tay. Đặc biệt, có nhiều mẹ bị mụn ở cơ quan sinh dục.

Dấu hiệu của bệnh da liễu
Ngoài các nguyên nhân đã chỉ ra, mẹ bầu bị nổi mụn nước có thể do triệu chứng của một số bệnh da liễu:

Rôm sảy: Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế vẫn có những mẹ bầu bị rôm sảy trong thai kỳ. Triệu chứng đặc trưng là một số vùng da trên cơ thể nổi những nốt mụn nước li ti kèm theo tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.

Viêm nang lông: Dấu hiệu thường gặp là mụn nước kèm theo mủ ở nang lông, mụn mọc nhiều ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng… 3 tháng cuối thai kỳlà thời điểm dễ xuất chứng viêm nang lông.

Viêm da bọng nước: Khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân… gây ngứa và khó chịu.

Lưu ý với mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục

Mụn nước đơn thuần hay còn gọi là mụn rộp sinh dục xuất hiện ở cơ quan sinh sản của thai phụ là một bệnh ngoài da do vi-rút mụn nước gây ra và có 2 thể chính: Vi-rút Herpes simplex 1 (HSV1) có nguồn gốc là virus gây chốc mép. Virus herpes 2 (HSV2) phát triển ở niêm mạc cơ quan sinh dục.

Bệnh lây lan qua đường tình dục. Mụn xuất hiện nhiều ở đùi, cổ tử cung, âm đạo, môi âm đạo của bà bầu. Triệu chứng là xuất hiện ban đỏ và có cảm giác bỏng rát cục bộ, tiếp theo là những chỗ ban đỏ phát triển thành những nốt nhỏ màu đỏ, kèm theo ngứa, nhanh chóng biến thành những mụn nước nhỏ, đầy nước. Nếu để bệnh phát triển đến tử cung có thể gây hoại tử kèm theo đi tiểu, bụng dưới đau âm ỉ, người bị nặng có thể đau đầu, nôn.

Bệnh nguy hiểm với bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể dẫn đến thai nhi phát triển dị thường, sảy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu. Nếu thai nhi được sinh ra thì cũng có thể có nhiều mụn nước đơn thuần bẩm sinh dễ bị bệnh động kinh, đồng thời kèm theo lá gan to.


Cách xử ly khi bị ngứa do nổi mụn nước

Ngứa thì gãi. Nhưng bà bầu càng gãi tình trạng ngứa sẽ càng nặng hơn đồng thời còn khiến các mụn nước bị vỡ và tổn thương, dễ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Mẹ bầu có thể hạn chế việc gãi ngứa bằng một số biện pháp sau:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như kem dưỡng da, mỹ phẩm…
  • Bổ sung nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể. Uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt.
  • Sử dụng nước lá trà xanh nấu để rửa những nốt mụn nước để hạn chế bị nhiễm trùng và phần nào làm dịu cơn ngứa.
Không tự bắt mạch kê đơn, tự thoa thuốc, kem pha chế, kem trộn hay dùng những loại thuốc được kê đơn cho người không có thai. Điều này có thể gây hại cho da hoặc cho sức khỏe của em bé. Không cạy nặn các mụn non.

Nếu tình trạng nổi mụn ngày càng trầm trọng hơn, bà bầu bị ngứa nhiều hơn thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Ngọc Anh (st)
 
Bên trên