Có nên đi bộ trong tháng cuối thai kì? - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Có nên đi bộ trong tháng cuối thai kì?

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
Đi bộ là một trong những hoạt động tốt nhất dành cho thai phụ. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo lắng không biết tháng cuối thai kỳ có nên đi bộ không? Nếu có thì đi như thế nào là tốt nhất, an toàn nhất? Vậy, hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây, bầu nhé!

Trong tất cả các môn thể thao tập luyện khi mang thai, đi bộ là môn dễ thực hiện nhất, đơn giản nhất cũng như không “kén” chọn người tập. Điều này có nghĩa cho dù mẹ đang mang thai tháng thứ mấy, cân nặng nhiều hay ít, đang trong độ tuổi nào đi nữa thì vẫn có thể đi bộ. Đi bộ không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt, dẻo dai để vượt qua giai đoạn bầu bì một cách dễ dàng mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.


Đi bộ khi mang thai rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé

Bà bầu đi bộ: Những lợi ích không thể chối từ!

Thật khó để có thể kể hết tất cả những tác dụng tuyệt vời mà bộ môn đi bộ mang lại cho sức khỏe, đặc biệt đối với bà bầu. Theo đó, mang thai sẽ là khoảng thời gian tốt nhất để bạn trải nghiệm nhiều lợi ích thiết thực từ việc đi bộ. Điển hình nhất là những lợi ích sau:

1. Tăng cường năng lượng

Mang thai thường khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, uể oải nhưng chỉ với khoảng 20 phút đi bộ mẹ sẽ thấy tinh thần sảng khoái, tràn đầy nhựa sống. Bởi vì hoạt động thể chất có tác dụng kích thích hooc mone tăng năng lượng và sẽ bù lại mức năng lượng đã bị giảm sút trong thời gian thai nghén.

2. Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, lượng đường trong máu sẽ cao hơn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường cho cả mẹ và bé. Do đó, bài tập đi bộ sẽ giữ cho trọng lượng của mẹ ở mức vừa phải, nằm trong tầm kiểm soát.

Khi mang thai, khoảng 2-10% mẹ bầu “dính” phải tiểu đường thai kỳ, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, mức đường huyết như thế nào là bình..

3. Giảm nguy cơ tiền sản giật

Có thể nói, tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm khi mang thai mà nguyên nhân gây ra bởi người mẹ bị huyết áp cao, dư thừa protein trong nước tiểu. Đi bộ giúp duy trì trọng lượng và làm giảm cholesterol, giúp cân bằng huyết áp. Bằng cách này mẹ có thể ngăn ngừa hoặc giảm những biến chứng xấu xảy ra trong thai kỳ.

4. Giảm căng thẳng, stress

Stress là triệu chứng phổ biến ở hầu hết mọi mẹ bầu do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố. Theo đó, tính khí mẹ sẽ trở nên thất thường từ vui vẻ sang ủ rủ buồn bả, từ hứng khởi chuyển sang lo lắng trầm cảm…Hoạt động đi bộ giúp cơ thể giải phóng endorphin, một loại hoor mone hạnh phúc giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả.

5. Giảm nhức mỏi và khó chịu

Cơ thể mẹ có những thay đổi nhất định để phù hợp với quá trình mang thai kèm theo đó là “tác dụng phụ” khiến mẹ bị đau nhức đặc biệt là ở vùng xương chậu và lưng. Việc đi bộ thường xuyên có tác dụng làm giảm sự khó chịu từ các cơn đau, đặc biệt với chứng đau dây chằng khi mang thai.

Những bài tập thể dục cho bà bầu sau đây tuy đơn giản nhưng chứng đau lưng sẽ thuyên giảm hẳn nếu bầu chăm chỉ tập hàng ngày

6. Đi bộ giúp bầu dễ “vượt cạn” thành công

Mẹ có biết, đi bộ khi mang thai còn làm tăng tính linh hoạt của các khớp xương chậu. Theo đó, việc sinh nở tự nhiên sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và đặc biệt mẹ cũng ít bị đau hơn.

Tháng cuối thai kỳ có nên đi bộ không?

Tháng cuối là giai đoạn “nước rút” của cả mẹ và bé, theo đó mẹ sẽ thấy cơ thể trở nên nặng nề hơn, mệt mỏi hơn. Vậy, tháng cuối thai kỳ có nên đi bộ không? Câu trả lời là có mẹ nhé! Tuy nhiên, việc đi bộ trong thời điểm này cần có một vài thay đổi so với thời kỳ trước mà mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Mặc dù đi bộ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mẹ không nên quá lạm dụng trong những tuần cuối cùng của thai kỳ bởi bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy, chỉ tập luyện khi cảm thấy có đủ năng lượng và đủ sức khỏe.

Nếu trước đây mẹ có thể đi bộ một quãng đường dài với tốc độ khá nhanh thì lúc này nên đi chậm lại và không đi quá xa nhà. Hãy đặt ra cho mình mức giới hạn phù hợp, không nên cố gắng quá sức để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Trường hợp có thói quen đi bộ hàng ngày kể cả trước và trong khi mang thai, mẹ vẫn nên cho phép mình “lười” vài ngày nếu sức khỏe không đủ tốt.

Dừng lại và nghỉ ngơi bất cứ lúc nào khi cảm thấy mệt. Đặc biệt, mẹ không nên đi bộ trên những con đường trơn, gồ ghề, có nhiều chướng ngại vật…để tránh tính trạng bị vấp ngã. Tại thời điểm này chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi, bầu nên hết sức cẩn thận.

Nếu vẫn còn băn khoan tháng cuối thai kỳ có nên đi bộ không, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa của mình.

Marrybaby
 
Bên trên