Mách mẹ cách trị viêm họng hiệu quả không cần dùng đế - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Mách mẹ cách trị viêm họng hiệu quả không cần dùng đế

Đặng Bội Ngọc

Đặng Bội Ngọc

Thành viên chính thức
Viêm họng hay đau họng là bệnh thường gặp. Tuy nhiên khi mẹ bầu bị đau họng thì mọi chuyện lại trở nên phức tạp hơn nhiều. Bởi nếu không điều trị thì người mẹ sẽ mệt mỏi, di chứng về sau. Nếu điều trị bằng thuốc thì lại có nguy cơ truyền đến trẻ thông qua nhau thai.


Bệnh viêm họng là gì?


Viêm họng hay đau họng là một dạng bệnh lý thể hiện tình trạng viêm nhiễm phổ biến gây đau, rát ở cổ họng và khó nuốt nước bọt ở người bệnh. Đây là một bệnh lý hết sức bình thường mà ai cũng có thể mắc phải. Đặc biệt, mẹ bầu có có khả năng bị đau họng cao hơn người thường.

Đối với những người bình thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại bất cứ tổn thương hay di chứng gì về sau. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì viêm họng không chỉ gây suy yếu sức khỏe của người mẹ mà còn nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.

Một số triệu chứng của viêm họng?

Người bệnh có nguy cơ mắc 1 số trong các triệu chứng này tùy từng trường hợp bệnh:
  • Cổ họng sưng đỏ
  • Khó nuốt
  • Thường xuyên đau ở cổ họng
  • Sốt
  • Đau tai
  • Amidan sưng đỏ
  • Khàn tiếng

Nguyên nhân gây ra viêm họng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Tuy nhiên, có thể tóm gọn trong 1 vài nguyên nhân thường thấy sau:
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp
  • Có thể do mẹ bầu ăn mặn thường xuyên làm tổn thương niêm mạc họng
  • Tăng tiết dịch màng nhầy
  • Dị ứng với bụi hoặc phấn hoa
  • Sức đề kháng giảm khi mang thai dễ khiến phụ nữ mắc bệnh viêm họng
  • Rối loạn nội tiết tố khi mang thai cũng khiến các chị em dễ mắc bệnh hơn
  • Do các mẹ nóng bức và uống quá nhiều nước đá, ngồi trước quạt quá lâu
  • Trào ngược axít
Các mẹ bầu nên đi khám để được các bác sĩ tìm đúng nguyên nhân bệnh. Từ đó, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.


Các phương pháp tự nhiên trị viêm họng

Nếu các bác sĩ yêu cầu điều trị bằng thuốc, các mẹ nên nghe theo lời khuyên bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho rằng viêm họng không nặng và có thể điều trị tại nhà thì các chị em có thể thử các biện pháp sau:

Súc nước muối

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng khi bị đau họng. Các mẹ hay súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng và sau khi ăn có thể loại bỏ những vi khuẩn gây đau họng. Nhờ đó, nó cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vòm họng.

Bột nghệ

Nghệ có nhiều tác dụng hay trong điều tri bệnh. Viêm họng là một trong số đó,

Các mẹ chỉ cần cho nửa thìa bột nghệ nguyên chất vào nửa cốc nước ấm và khuấy đều. Mỗi ngày dùng một lần để mang lại kết quả tốt nhất.


Mật ong

Mật ong được em như kháng sinh tự nhiên vì trong mật ong có chứa hoạt tính kháng khuẩn giúp diệt vi khuẩn rất công hiệu.

Các chi em có thể dùng mật ong kèm với nước ấm hoặc pha trà cùng với gừng. Uống nước này mỗi ngày không chỉ giúp giảm viêm họng/ đau rát họng mà còn bổ sung nhiều khoáng chất bổ dưỡng khác.

Tắc (quất) chưng đường phèn

Đây là bài thuốc tự nhiên được truyền qua nhiều đời.

Hãy thái lát mỏng 3-4 quả tắc đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, cho vào 2-3 viên đường phèn và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10-15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần với 1-2 thìa cà phê. Khi uống, các mẹ không nên nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để nước tắc trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khan tiếng.

Nếu chịu được vị chát của vỏ, các mẹ có thể nhai nuốt luôn lát tắc.

Hành lá và tía tô

Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng…. Trong khi đó, tía tô tính ấm, vị cay, trị viêm họng rất tốt. Chính vì vậy, hai loại gia vị này có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả.

Để kết hợp 2 loại vị thuốc tự nhiên này, chị em có thể nấu một tô cháo hành tía tô giải cảm.


Nước giá đỗ luộc trị đau họng hiệu quả

Giá đỗ sau khi mua về rửa sạch, luộc chín bằng 1 lít nước. Khi chín, hãy lọc giá đỗ lấy nước hoặc dùng giá ăn sống, tốt nhất là lấy nước uống. Nước luộc giá sau khi lấy ra cho vào bình đậy kín để giữ độ nóng, uống nước giá đỗ đều đặn từng ngụm nhỏ, mỗi khi bạn thấy khó chịu ở cổ là uống cho đến khi hết hẳn.

Thường thì nếu uống từ sáng đến chiều sẽ hết hẳn.

Lá húng chanh (hoặc tần dày lá)

Húng chanh, còn gọi là tần dày lá, là loại rau gia vị có mùi thơm, trên mặt lá có lớp lông nhung, vị cay, tính ấm. Lá húng chanh có thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng tan đờm, tiêu độc nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng.


Giã nát lá húng, sau đó trộn với 10 ml nước sôi cùng một chút muối, để cho ngấm rồi gạn lấy hỗn hợp nước hơi đặc để uống, 1 ngày uống nước lá 2 lần cho đến khi dứt bệnh.

Cách tránh viêm họng khi mang thai

Dù có nhiều phương pháp điều trị viêm họng/ đau họng tự nhiên. Nhưng tốt nhất khi mang thai, các mẹ bầu nên giữ gìn cơ thể để tránh bị bệnh thì vẫn tốt hơn. Các mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:
  • Tránh đồ uống có ga và nước lạnh
  • Uống nhiều nước lọc để làm mát cơ thể


  • Tránh thức ăn nhanh và những loại thực phẩm chế biến, đặc biệt là những món ăn có nhiều màu nhân tạo và chất bảo quản
  • Uống các loại trà thảo dược như trà chanh hoặc trà xanh để tăng cường sức đề kháng và giảm vi khuẩn
  • Xông hơi, rửa mũi bằng nước muối thường xuyên
  • Súc miệng bằng nước muối ít nhất ba lần một ngày vì muối có đặc tính kháng khuẩn
  • Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Không dùng chung những vật dụng cá nhân, khăn tắm hoặc ly với người khác
  • Hạn chế nói quá nhiều, hoặc quá lớn để cổ họng của bạn được nghỉ ngơi
  • Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho để ngăn ngừa lây nhiễm
  • Tránh hút thuốc lá và người hút thuốc lá
 
Bên trên