Mẹ bầu có thể ít tăng cân nhưng bé vẫn phát triển khỏe mạnh nhờ những cách này - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Mẹ bầu có thể ít tăng cân nhưng bé vẫn phát triển khỏe mạnh nhờ những cách này

N

Ngoc Tuyen

Thành viên chính thức
Khi mang thai các mẹ bầu thường ăn nhiều để giúp cho thai nhi có thể phát triển tốt, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể làm cho các mẹ bầu tăng cân vượt trội đồng thời dễ mắc một số bệnh. Như vậy ăn uống như thế nào mới hiệu quả? Các cách dưới đây sẽ giúp cho mẹ bầu giải quyết vấn đề đó.


Mức cân nặng chuẩn khi mang thai

Số cân nặng mẹ cần tăng trong thai kỳ không chỉ bao gồm mỗi cân nặng của thai nhi mà còn rất nhiều yếu tố khác như: túi ối, nhau thai, tuyến vú,…, cụ thể mức cân nặng chuẩn cho từng yếu tố như sau:
  • Thai nhi: tăng từ 3200 – 3600g
  • Nhau thai: 500 – 900g
  • Túi ối: 900g
  • Tuyến vú: tăng khoảng 500g
  • Tử cung: 900g
  • Thể tích máu tăng: 1400g
  • Mỡ trên cơ thể: 2300g
  • Các mô và dịch cơ thể: 1800 – 2300g
Như vậy, có thể thấy nếu mẹ có cân nặng trung bình thì khi mang thai chỉ nên tăng từ 11,3 – 16kg. Khi mẹ thiếu cân, cần tăng 12,7 – 18,3kg, còn nếu mẹ thừa cân thì chỉ tăng 7 – 11,3kg. Với những bà mẹ mang song thai, mức tăng chuẩn là 16 – 20,5kg.

Số cân nặng này cần tăng trong suốt cả thai kỳ, theo từng giai đoạn: 3 tháng đầu chỉ nên tăng khoảng 1kg, 3 tháng giữa tăng 5kg, còn 3 tháng cuối tăng nhiều nhất là 6kg.


Mẹ bầu chỉ nên tăng từ 11,3 – 16kg trong thai kỳ.​

Dinh dưỡng giúp mẹ tăng cân ít, con vẫn đủ chất

Có nhiều trường hợp, bà bầu tăng cân nhiều nhưng thai nhi thì vẫn cứ còi cọc. Để tránh rơi vào tình trạng này, mẹ hãy lưu ý tới một chế độ dinh dưỡng khoa học:

– Ưu tiên đạm: Chính tinh bột và đường mới là “thủ phạm” khiến cân nặng mẹ tăng “chóng mặt” chứ không phải là đạm. Một chế độ ăn nhiều đạm sẽ giúp cho các tế bào thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ ăn quá nhiều thịt cá, mà cần biết cách kết hợp giữa cá, thịt, trứng, sữa.

– Ăn đủ tinh bột và đường: Tinh bột và đường là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của mẹ. Nếu nó dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể chứ không đóng góp gì nhiều vào sự tăng trưởng của thai nhi. Vậy nên, mỗi ngày mẹ chỉ cần ăn khoảng 3 chén cơm và hãy nhớ không ăn tinh bột sau 8 giờ tối nhé.

– Chọn hoa quả đúng loại: Trong trái cây có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể mẹ. Tuy nhiên, một số loại hoa quả lại có mức đường huyết cao như: chuối, nho,…mẹ không nên ăn nhiều nhé.

– Tăng cường ăn rau xanh: Rau xanh là thực phẩm chưa nhiều vitamin, khoáng chất nên rất tốt cho hai mẹ con. Vì thế mẹ đừng bỏ qua nó, mà hãy ăn đầy đủ các loại rau củ quả có nhiều màu sắc khác nhau.

– Bổ sung gạo lức, ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày: Không chứa quá nhiều tinh bột, đường mà lại rất giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất, mẹ bầu nên bổ sung thêm gạo lức, ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày nhé.

– Thay bằng sữa không chứa chất béo: Nếu mẹ có dấu hiệu tăng cân nhanh thì hãy thay loại sữa của mình thành sữa không có chất béo như sữa tươi không đường, sữa đậu nành, sữa chua nhé.


Mẹ nên tăng cường ăn nhiều rau, củ, quả.​


Nguyên tắc ăn uống khoa học khi mang thai

Ngoài việc chú ý tới các loại thực phẩm, mẹ cũng cần duy trì nguyên tắc ăn uống sau đây:
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày trong đó có 3 bữa chính; 2 hoặc 3 bữa ăn nhẹ, mỗi bữa không nên ăn quá no.
  • Khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo: 25% protein, 25% tinh bột, 50% rau củ quả.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm tất cả các loại chất lỏng như: nước ép trái cây, nước lọc, sữa, canh,…
  • Đa dạng các loại rau củ quả có nhiều màu sắc khác nhau để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước có ga,…
  • Không ăn những thực phẩm có hại cho thai nhi như: sushi, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, đồ tái, sống,….
  • Không kiêng tinh bột hoàn toàn, mà thay vào đó, hay ăn các thực phẩm ít tinh bột nhưng vẫn đủ cung cấp năng lượng cho mẹ như: bánh mỹ ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, bắp luộc, khoai lang luộc.

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên