Những loại lá thuốc ngâm chân tốt cho người đau xương khớp - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

HN Những loại lá thuốc ngâm chân tốt cho người đau xương khớp

N

ngan76a

Thành viên chính thức
Các loại lá thuốc ngâm chân trị phong thấp được lưu truyền từ đời xưa vẫn có nhiều bệnh nhân áp dụng bởi tính đơn giản cùng với nguyên liệu dễ kiếm và ít tốn kém chi phí. Dưới đây là một số loại lá thuốc ngâm chân tốt cho sức khỏe giúp giảm đau nhức xướng khớp mà có thể tham khảo qua.
Các loại lá thuốc ngâm chân tốt cho xương khớp
1, Ngâm chân bằng lá chè xanh

Chè xanh là một trong những nguyên liệu phối trộn của nhiều món ăn ngon và thức uống độc đáo. Nó còn là một loại lá thuốc ngâm chân rất tốt, có tác dụng tuyệt với đối với sức khỏe và sắc đẹp. Và nổi bật nhất là tính chất kháng viêm, giúp giảm đau ở một số bệnh bị xương khớp, nhất là đau do phong thấp gây ra.

Những loại lá thuốc ngâm chân tốt cho người đau xương khớp

Lá thuốc ngâm chân – Lá chè xanh
Cách làm như sau:

  • Người bệnh hái một nắm lá trà xanh rửa sạch hoặc sử dụng 5 túi trà xanh đun sôi với 1 lít nước.
  • Sau đó, chờ nước nguội và tiến hành ngâm chân khoảng 30 phút.
2, Lá thuốc ngâm chân – Lá lốt
Lá lốt là một trong những lá thuốc ngâm chân trị phong thấp khá nổi tiếng từ xưa đến nay. Nhờ tinh chất kháng viêm và chống oxy hóa, loại thảo dược tự nhiên dễ tìm này trở thành vị thuốc quý giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức và mệt mỏi ở xương khớp.

Lá thuốc ngâm chân - Lá lốt

Lá thuốc ngâm chân – Lá lốt
Cách thực hiện:

  • Người bệnh sử dụng khoảng 100 gram cây lá lốt (bao gồm rễ, thân và lá cây) đem đi rửa sạch.
  • Sau đó, thái khúc, vò nát và cho vào nồi với 1,5 lít nước rồi tiến hành đun sôi. (Mục đích của việc vò nát là giúp các tinh chất có lợi trong lá lốt hòa tan vào nước, làm tăng tác dụng điều trị)
  • Tiếp đó, bệnh nhân cho 1 muỗng muối hạt vào, khuấy đều rồi lọc lấy nước thuốc và ngâm chân. Đối với phần bã, người bệnh có thể dùng để đắp lên vùng khớp bị đau.
  • Sau khoảng 15 – 20 phút ngâm, bệnh nhân lau lại chân
Đối với bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ lá lốt, để làm tăng công dụng điều trị, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp xoa bóp, massage và tập thể dục. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống dành riêng cho người bị phong thấp để giúp rút ngắn thời gian chữa trị.

3. Gừng và lá lốt
Được xem là một sự kết hợp hoàn hảo, bài thuốc ngâm chân từ gừng và lá lốt giúp làm tăng công dụng điều trị, đồng thời giúp giảm đau xương khớp do phong thấp gây ra trong thời gian ngắn.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh sử dụng 1 nắm lá lốt và một củ gừng tươi đã được bỏ vỏ đem rửa sạch.
  • Sau đó, vò nát lá lốt và đập dập củ gừng đun sôi với 1,5 lít nước.
  • Chờ nước nguội dần xuống còn 45 – 50 độ C rồi ngâm chân
Bệnh nhân chỉ cần thực hiện bài thuốc này từ 10 – 15 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cảm nhận triệu chứng đau nhức thuyên giảm rõ rệt.

4. Lá ngải cứu
Chỉ với một nắm lá ngải cứu vùng với công thức chế biến đơn giản, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng đau do phong thấp gây ra ngay tại nhà.

Lá thuốc ngâm chân - Ngải cứu

Lá thuốc ngâm chân – Ngải cứu
Cách thực hiện sau đây:

  • Lá ngải cứu đem rửa sạch và cho vào nước đun sôi.
  • Sau đó, hòa tan một ít muối hột và ngâm chân.
  • Tiến hành ngâm chân 10 – 15 phút mỗi ngày sẽ giúp đôi chân, xương khớp và hệ thần kinh thư giãn, giảm stress, hỗ trợ điều trị phong thấp.
5. Lá trầu không
Có thể là một thiếu sót lớn nếu không liệt kê lá trầu không vào danh sách những lá thuốc ngâm chân trị phong thấp được nhiều người lựa chọn điều trị. Với đặc tính tiêu viêm và chống khuẩn, các tinh chất có trong vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, đồng thời giúp ngăn chặn viêm nhiễm ở khớp. Bên cạnh đó, lá trầu không còn có công dụng cải thiện tình trạng co cứng ở khớp.

Cách thực hiện sau đây:

  • Sử dụng 5 lá trầu không, rửa sạch và đun sôi với 1,5 lít nước.
  • Hòa tan một ít muối rồi tiến hành ngâm chân trong nước thuốc khoảng 15 – 20 phút,
  • Một số lưu ý khi thực hiện bài thuốc ngâm chân trị phong thấp
Để các loại lá thuốc ngâm chân phát huy hết tác dụng điều trị phong thấp thì thời điểm ngâm chân tốt và lý tưởng nhất là vào 9 giờ tối. Ngoài ra, không ngâm chân sau khi ăn no (sau ăn 30 phút) hoặc lúc bụng đang đói. Bởi làm như thế sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Nguồn: https://latamdangian.com/nhung-loai-la-thuoc-ngam-chan-tot-cho-nguoi-dau-xuong-khop-846.html
 
Bên trên