Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
Mỗi loại trái cây có chứa vitamin và các công dụng riêng, không phải cứ ăn hoa quả là tốt, nhất là khi các mẹ đang trong quá trình mang thai thì càng cần phải thật cẩn thận khi lựa chọn đồ ăn cho mình để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Các chuyên gia dinh dưỡng sản phụ khoa khuyên các bà mẹ nên tránh các loại trái cây và thực phẩm sau đây.

Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.

Mặc dù đu đủ xanh không tốt cho các mẹ bầu nhưng đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Khi đu đủ chín, các chất papain, prostaglandin và oxytocin sẽ bị mất đi mà thay vào đó là các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, B1, B2 …. giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con.



Nhãn – Trái cây khi mang thai cần tránh

Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể nhưng đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn. Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.



Bà bầu không nên ăn táo mèo

Táo mèo là loại trái cây tốt cho sức khỏe, được dùng trong đông y làm thuốc chữa bệnh trị tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa … tuy nhiên nó lại là thứ nguy hiểm cho các mẹ bầu khi mang thai, nhất là những tháng đầu của thời kì thai nghén. Có nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non.

Bà bầu không nên ăn Dứa (quả thơm)

Dứa (có nơi gọi là quả thơm) có tính vừa chua vừa ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày như làm hoa quả ăn tráng miệng, dứa xào, nước ép dứa … nhưng đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì càng cần cẩn thận không nên ăn những quả dứa này. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.


Bà bầu không nên ăn Đậu phộng (lạc)

Theo thống kê của các nhà khoa học Anh cho biết cứ 100 người thì lại có 2 người dân bị dị ứng với đậu phộng, vì thế các bà mẹ đang mang thai dễ có nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng, nhất là những gia đình có người thân có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì càng cần phải cẩn thận. Nguyên nhân là vì trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.

Bà bầu không nên ăn Khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh

Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
Bà bầu không nên ăn gừng, ớt

Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

Quả đào – Trái cây có hại cho bà bầu

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.



Dưa hấu ướp lạnh

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

Bà bầu không nên ăn mướp đắng (khổ qua)

Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Có thể nói, lợi ích từ mướp đắng rất nhiều nhưng nếu việc sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào. Vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.
Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Ngoài ra, ăn quá nhiều mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng phụ nữ có thai nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.

Ngọc Anh
 
Bên trên