Ngọc Anh
Thành viên chính thức
Mẹ mang bầu với ngôi thai ngược sẽ khó có cơ hội sinh thường mà phải thực hiện mổ lấy thai.
Ngôi thai ngược được các nhà khoa học chứng minh không phải là vấn đề cá biệt đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên, nó là một dạng bất thường của thai nhi, có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, thậm chí phải áp dụng biện pháp sinh mổ.
Ngôi thai ngược là gì?
Ngôi thai ngược (thai ngôi mông) là phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn.
15% thai không xoay đầu sau tuần thứ 28 của thai kỳ.
Về cơ bản, nguy cơ ngôi thai ngược liên quan đến tuổi thai của bé. Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần 28, có 15% thai nhi vẫn ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, phần đa thai nhi bắt đầu quay đầu để quá trình “vượt cạn” của mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Đến tuần 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.
Các dấu hiệu nhận biết ngôi thai ngược
Không có dấu hiệu đặc trưng nào giúp nhận biết chính xác ngôi thai ngược. Tuy nhiên, từ tuần 32 trở đi, khi bạn đặt tay lên vùng bụng sẽ phần nào cảm nhận được đâu là đầu và đâu là mông của bé. Thông thường, đầu là khối tròn cứng, di chuyển qua lại; còn mông thì mềm và không di chuyển được. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy cứng và khó chịu ở phần dưới sườn thì nên tham vấn ý kiến của bác sĩ sớm, vì rất có thể là do ngôi thai chưa thuận.
Nguyên nhân khiến ngôi thai ngược
Chưa có nguyên nhân cụ thể nào cho hiện tượng ngôi thai ngược. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, có thể là do sự kết hợp từ một số lý do giữa mẹ và bé.
Sinh non: Quá trình chuyển dạ và sinh nở bắt đầu trước tuần thứ 35 của thai kỳ, trước khi thai nhi chưa kịp quay đầu xuống.
Thể tích nước ối bất thường (đa ối hoặc thiếu ối): Nước ối quá nhiều khiến thai nhi có nhiều không gian hơn nên bé có thể xoay chuyển ở bất kỳ vị trí nào vào những tuần cuối của thai kỳ. Ngược lại, nước ối ít có thể làm bé bị kẹt, không có không gian để quay đầu.
Song thai hoặc đa thai: Không gian trong bụng mẹ phải chia sẻ cho hai hoặc nhiều hơn hai thai nhi khiến chúng bị hạn chế hoạt động, không đủ diện tích để “vùng vẫy” và quay thuận thai.
Mẹ mang song thai, các bé sẽ khó xoay về ngôi thuận. (Ảnh minh họa)
Tử cung, dạ con của mẹ có hình dạng bất thường khiến bé không thể xoay đầu xuống dưới. Đa số các mẹ có khung xương chậu hẹp, vị trí rau bám thấp, tử cung phát triển không đầy đủ, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn hoặc tử cung hình ống khi sinh con đều khó có ngôi thai thuận.
Các vấn đề như u xơ tử cung hoặc phát triển u xơ tử cung trong tử cung. Nếu u xơ tử cung trong tử cung quá lớn, nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình xoay ngôi thai.
Mẹ từng mang thai nhiều lần: Nếu mẹ đã từng sinh con từ 2 lần trở lên thì khả năng co giãn kém của tử cung sẽ không tạo được không gian thoải mái đủ cho quay thuận thai.
Dây rốn ngắn: Dây rốn nối từ bé với bánh nhau quá ngắn hoặc bé bị dây rốn quấn cổ gây khó khăn cho việc quay đầu xuống dưới của bé.
Mẹ lớn tuổi, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận.
Các vấn đề về dị tật bẩm sinh, bao gồm: bệnh tim, đường tiêu hóa, và các vấn đề về não, chẳng hạn như hội dứng Down, bệnh não, hoặc tràn dịch não… cũng là một phần nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược.
Có thể xoay lại ngôi thai không?
Các mẹ có thể tập một vài động tác thể dụng nhẹ nhàng giúp xoay ngôi thai.
Nằm theo tư thế độ dốc, đầu thấp, mông cao: Cách đơn giản nhất để thực hiện tư thế này là nằm trên một mặt phẳng và kê gối cao lên mông. Làm điều này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút, khi bụng không quá đói cũng không quá no và vào lúc bé đang hoạt động. Cố gắng thư giãn và hít thở sâu khi tập, tránh căng cơ bụng. Thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên sẽ tự động chuyển ngôi thai.
Mẹ có thể tập 1 vài động tác giúp xoay ngôi thai. (Ảnh minh họa)
Chống chân: Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn nhà bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự như động tác trên và mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37.
Bơi lội: Để giúp bé xoay đầu đúng hướng, mẹ không nên bỏ qua bơi lội. Bơi lội còn giúp mẹ bầu thả lỏng, thư giãn và giảm các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu có thể bơi trong suốt thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30.
Phương pháp nóng-lạnh: Đơn giản là mẹ bầu dùng khăn thấm lạnh, nhẹ nhàng đắp lên vùng bụng rồi lại dùng khăn thấm nước ấm đắp lên. Nhiệt độ nóng-lạnh đan xen phần nào kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.
Mẹ bầu có thể sử dụng nhiệt để kích thích bé xoay đầu lại. (Ảnh minh họa)
Nghe nhạc: Hãy để loa nghe nhạc ở phía dưới bụng và trò chuyện hàng ngày với bé. Cách này giúp kích thích bé di chuyển gần hơn đến vị trí có âm thanh và cũng giúp thai nhi quay đầu.
Lưu ý: Với những mẹ bầu bị chẩn đoán có nguy cơ sinh non thì không nên tự áp dụng các biện pháp để xoay ngôi thai lại bình thường. Hãy theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro xấu nhất.
Ngôi thai ngược được các nhà khoa học chứng minh không phải là vấn đề cá biệt đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên, nó là một dạng bất thường của thai nhi, có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, thậm chí phải áp dụng biện pháp sinh mổ.
Ngôi thai ngược là gì?
Ngôi thai ngược (thai ngôi mông) là phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn.
15% thai không xoay đầu sau tuần thứ 28 của thai kỳ.
Về cơ bản, nguy cơ ngôi thai ngược liên quan đến tuổi thai của bé. Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần 28, có 15% thai nhi vẫn ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, phần đa thai nhi bắt đầu quay đầu để quá trình “vượt cạn” của mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Đến tuần 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.
Các dấu hiệu nhận biết ngôi thai ngược
Không có dấu hiệu đặc trưng nào giúp nhận biết chính xác ngôi thai ngược. Tuy nhiên, từ tuần 32 trở đi, khi bạn đặt tay lên vùng bụng sẽ phần nào cảm nhận được đâu là đầu và đâu là mông của bé. Thông thường, đầu là khối tròn cứng, di chuyển qua lại; còn mông thì mềm và không di chuyển được. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy cứng và khó chịu ở phần dưới sườn thì nên tham vấn ý kiến của bác sĩ sớm, vì rất có thể là do ngôi thai chưa thuận.
Nguyên nhân khiến ngôi thai ngược
Chưa có nguyên nhân cụ thể nào cho hiện tượng ngôi thai ngược. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, có thể là do sự kết hợp từ một số lý do giữa mẹ và bé.
Sinh non: Quá trình chuyển dạ và sinh nở bắt đầu trước tuần thứ 35 của thai kỳ, trước khi thai nhi chưa kịp quay đầu xuống.
Thể tích nước ối bất thường (đa ối hoặc thiếu ối): Nước ối quá nhiều khiến thai nhi có nhiều không gian hơn nên bé có thể xoay chuyển ở bất kỳ vị trí nào vào những tuần cuối của thai kỳ. Ngược lại, nước ối ít có thể làm bé bị kẹt, không có không gian để quay đầu.
Song thai hoặc đa thai: Không gian trong bụng mẹ phải chia sẻ cho hai hoặc nhiều hơn hai thai nhi khiến chúng bị hạn chế hoạt động, không đủ diện tích để “vùng vẫy” và quay thuận thai.
Mẹ mang song thai, các bé sẽ khó xoay về ngôi thuận. (Ảnh minh họa)
Các vấn đề như u xơ tử cung hoặc phát triển u xơ tử cung trong tử cung. Nếu u xơ tử cung trong tử cung quá lớn, nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình xoay ngôi thai.
Mẹ từng mang thai nhiều lần: Nếu mẹ đã từng sinh con từ 2 lần trở lên thì khả năng co giãn kém của tử cung sẽ không tạo được không gian thoải mái đủ cho quay thuận thai.
Dây rốn ngắn: Dây rốn nối từ bé với bánh nhau quá ngắn hoặc bé bị dây rốn quấn cổ gây khó khăn cho việc quay đầu xuống dưới của bé.
Mẹ lớn tuổi, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận.
Các vấn đề về dị tật bẩm sinh, bao gồm: bệnh tim, đường tiêu hóa, và các vấn đề về não, chẳng hạn như hội dứng Down, bệnh não, hoặc tràn dịch não… cũng là một phần nguyên nhân khiến ngôi thai bị ngược.
Có thể xoay lại ngôi thai không?
Các mẹ có thể tập một vài động tác thể dụng nhẹ nhàng giúp xoay ngôi thai.
Nằm theo tư thế độ dốc, đầu thấp, mông cao: Cách đơn giản nhất để thực hiện tư thế này là nằm trên một mặt phẳng và kê gối cao lên mông. Làm điều này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút, khi bụng không quá đói cũng không quá no và vào lúc bé đang hoạt động. Cố gắng thư giãn và hít thở sâu khi tập, tránh căng cơ bụng. Thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên sẽ tự động chuyển ngôi thai.
Mẹ có thể tập 1 vài động tác giúp xoay ngôi thai. (Ảnh minh họa)
Chống chân: Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn nhà bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự như động tác trên và mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37.
Bơi lội: Để giúp bé xoay đầu đúng hướng, mẹ không nên bỏ qua bơi lội. Bơi lội còn giúp mẹ bầu thả lỏng, thư giãn và giảm các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu có thể bơi trong suốt thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30.
Phương pháp nóng-lạnh: Đơn giản là mẹ bầu dùng khăn thấm lạnh, nhẹ nhàng đắp lên vùng bụng rồi lại dùng khăn thấm nước ấm đắp lên. Nhiệt độ nóng-lạnh đan xen phần nào kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.
Mẹ bầu có thể sử dụng nhiệt để kích thích bé xoay đầu lại. (Ảnh minh họa)
Nghe nhạc: Hãy để loa nghe nhạc ở phía dưới bụng và trò chuyện hàng ngày với bé. Cách này giúp kích thích bé di chuyển gần hơn đến vị trí có âm thanh và cũng giúp thai nhi quay đầu.
Lưu ý: Với những mẹ bầu bị chẩn đoán có nguy cơ sinh non thì không nên tự áp dụng các biện pháp để xoay ngôi thai lại bình thường. Hãy theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro xấu nhất.
Ngọc Anh (Theo Eva.vn)