Phòng tránh động thai - Những điều bà bầu nên biết - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Phòng tránh động thai - Những điều bà bầu nên biết

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
Ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu là sức khỏe của thai nhi. Vì vậy mà những biểu hiện động thai như đau bụng dưới và chảy máu âm đạo sẽ khiến mẹ vô cùng lo lắng. Động thai có dẫn đến sảy thai không? Phòng tránh động thai như thế nào? Mời các mẹ cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết nhé


Dấu hiệu động thai

Bỗng nhiên mẹ thấy đau bụng dưới, đau lưng và ớn lạnh, rồi xuất huyết âm đạo– đây là những biểu hiện động thai thường gặp. Hiện tượng này còn được gọi là dọa sảy thai và thường xảy ra ở 20 tuần đầu của thai kỳ. Mẹ có thể bị chảy máu rất ít với một đốm nhỏ hoặc vệt máu màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc hơi nâu khi thay đồ lót hoặc vệ sinh cơ thể sau khi đi toilet. Tuy nhiên, một số mẹ có thể bị chảy máu khá nhiều.

Động thai và sảy thai

Có 3 trường hợp xảy ra. Ở trường hợp đầu tiên, mẹ được chẩn đoán là động thai nhưng cổ tử cung vẫn đóng, tim thai vẫn hoạt động. Với hướng dẫn của bác sỹ, mẹ thường được nghỉ ngơi để vượt qua tình trạng này và thai nhi vẫn phát triển bình thường đến khi đủ tháng.


Trường hợp thứ hai, cổ tử cung đã mở nhưng thai chưa bị tụt ra, mẹ cần tuân theo các hướng dẫn y khoa và thật bình tĩnh để xử lý. Nếu hiện tượng chảy máu vẫn tiếp tục kéo dài và thai đã ra khỏi cổ tử cung thì được xem là sảy thai không thể tránh khỏi.


Không phải trường hợp động thai nào cũng dẫn đến sảy thai

Yếu tố nào gây động thai?

Việc nắm rõ những nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp mẹ phòng tránh những nguy cơ dù là nhỏ nhất.

Những nguyên nhân đầu tiên gây dọa sảy thai là do bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu, mẹ bị mắc một số bệnh. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp động thai xảy ra do sơ xuất của mẹ. Chắc hẳn các mẹ không ngờ những hành động nhỏ như xoa bụng có thể gây co bóp tử cung và gây động thai. Việc ba mẹ gần gũi một cách quá mạnh bạo cũng có thể khiến bé bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nhiều mẹ đã áp dụng máy móc lời khuyên phải tập thể dục khi mang thai dẫn đến hoạt động quá sức, gây sức ép lên vùng chậu và có thể gây động thai.


Phòng tránh động thai

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ cần tránh hoạt động gắng sức. Căng thẳng thần kinh và những thói quen không tốt như thức khuya, lười ăn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Động thai rất dễ tái phát với cường độ tăng dần. Do đó, nếu bạn đang mang thai lần đầu hoặc đã có tiền sử bị động thai, sảy thai thì nên hạn chế tối đa những thói quen hay hoạt động gây hại cho thai kỳ của mình.

Ngọc Anh (St)
 
Bên trên