Sự thay đổi ở tuần thai thứ 25 - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Sự thay đổi ở tuần thai thứ 25

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
25 tuần là giai đoạn bé đang phát triển nhanh nhất nên mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.


Bước sang tuần thứ 25 của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã hình thành đầy đủ các bộ phận và bắt đầu tăng trưởng mạnh. Vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé, mẹ mang thai 25 tuầnnên ăn gì?

Bé phát triển như nào ở tuần 25?

Tuần mang thai thứ 25 là thời điểm bé bắt đầu phát triển các giác quan và dần hình thành nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh. Ngoài ra, một số dấu hiệu đáng chú ý có thể kể đến:

- Cân nặng của bé trong thời điểm này sẽ rơi vào tầm 0,4 đến 0,5 kg, tương đương với cân nặng của một quả dưa bở.

- Tay của bé đã có hình dáng hoàn thiện và các dây thần kinh ngón tay tiếp tục phát triển đến mức bé thậm chí còn có thể dơ được nắm đấm.

- Bé đã có thể dùng tay để cảm nhận mọi thứ xung quanh.






Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần 25?


Thai nhi được 25 tuần cũng là khi cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. (Ảnh minh họa)​

Trong suốt tuần thứ 25 và các tuần sau đó, cơ thể mẹ tiếp tục có những thay đổi đáng kể:

- Tử cung sẽ nở rộng đến quá rốn nhưng vẫn nằm dưới phần ngực.

- Huyết áp của mẹ thường sẽ giảm xuống mức thấp hơn trước khi mang thai.

- Dung tích phổi sẽ tăng lên. Điều này tương đối bình thường trong thời điểm mẹ hay bị chứng thở nhanh và thỉnh thoảng còn bị thở đứt quãng.

- Để sẵn sàng với việc cho con bú ở tuần mang thai thứ 25, tuyến sữa sẽ phát triển lớn hơn, phần da xung quanh núm vú và quầng đỏ sẽ biến màu.

Sức khỏe của mẹ khi mang thai ở tuần 25


25 tuần là thời gian thai đã ổn định và bụng chưa quá to, mẹ vẫn nên duy trì tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Trong thời gian này, tự chăm sóc sẽ là ưu tiên hàng đầu. Các mẹ hãy tiếp tục tìm cách điều trị những triệu chứng thường gặp khi mang thai, chẳng hạn như chứng đau lưng.


Nếu mẹ bị đau lưng trong tuần mang thai thứ 25, hãy thử các động tác co dãn nhẹ. Nó giúp làm chắc và kéo dãn phần lưng, xương chậu, và cơ đùi:

- Để bàn tay và đầu gối chạm đất. Hai tay phải để thấp hơn vai. Mỗi bên đầu gối cách nhau tầm 25 phân.

- Từ từ uốn người, hướng đầu về phía đầu gối và thân dưới về phía bàn chân. Hai tay vẫn để rộng và thẳng, nhưng không được khép khuỷu tay.

- Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây, rồi từ từ chuyển về tư thế ban đầu.

- Lặp lại động tác khoảng 5 lần.

Ngọc Anh (St)
 
Bên trên