Tóm lược những điều mẹ cần làm trong các tuần thai (P3) - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Tóm lược những điều mẹ cần làm trong các tuần thai (P3)

Tiểu Nhị

Tiểu Nhị

Thành viên chính thức
Chuẩn bị đón thành viên mới của gia đình đồng nghĩa với việc mẹ phải chuẩn bị rất nhiều trong suốt 40 tuần thai. Làm sao để vẫn khỏe mạnh, tươi tắn và đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh? Mẹ thử bám sát chỉ dẫn theo từng tuần để mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhé.


Tuần thai thứ 26
  • Kiểm tra lượng glucose trong máu
  • Chọn màu sắc cho phòng em bé
Tuần thai thứ 27
  • Bắt đầu gặp bác sĩ hoặc hộ lý của bạn mỗi 2 tuần
  • Tháo nhẫn cưới ra và cất giữ nếu ngón tay bạn bắt đầu sưng lên
  • Cùng chồng bạn cảm nhận những lần đạp của con
Tuần thai thứ 28
  • Tùy theo nhóm máu, bạn có thể phải tiêm thuốc chống kháng thể RhoGAM
Tuần thai thứ 29
  • Kiểm tra xem loại sơn nhà bạn có chứa chì không. Nếu có, bạn nên sơn lại nhà cửa để an toàn cho bé
  • Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ để tránh táo bón và bệnh trĩ
Tuần thai thứ 30
  • Mua một chiếc ghế ngồi dành riêng cho em bé khi đi xe
  • Đếm và theo dõi số lần đạp của bé
  • Chuẩn bị túi đồ đến phòng sinh cho cả bạn và ông xã
  • Tìm hiểu những dấu hiệu sinh non
  • Tập một số bài tập để chuẩn bị cho ngày lâm bồn
Tuần thai thứ 31
  • Ăn thực phẩm nhiều sắt
  • Lên kế hoạch nghỉ thai sản
  • Bạn cũng cần chuẩn bị một bộ sơ cứu và cấp cứu cho bé trong trường hợp khẩn cấp
Tuần thai thứ 32
  • Tính toán việc chăm sóc cho cây cối, thú cưng,… khi bạn phải ở viện cho việc sinh nở
  • Sắp xếp phòng em bé gọn gàng
  • Bắt đầu đến gặp bác sĩ hàng tuần thay vì 2 tuần/lần như trước đây
Tuần thai thứ 33
  • Đọc tìm hiểu về cách chăm sóc bé sơ sinh
  • Làm việc lại với công ty bảo hiểm về quyền thừa kế tài sản của bé

Phòng của bé và quần áo, chăn gối,… cần được giặt sạch để chuẩn bị sẵn sàng
Tuần thai thứ 34
  • Kiểm tra xem bạn có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không (Xét nghiệm GBS).
  • Mua sắm tất cả những gì bạn cần cho việc hồi phục sau sinh
Tuần thai thứ 35
  • Chuẩn bị cho mình kiến thức chăm sóc trẻ với 1 cuốn sách chi tiết
  • Xem lại kế hoạch sinh con với sự tư vấn của bác sĩ, hộ lý,…
  • Cố gắng đảm bảo giấc ngủ
Tuần thai thứ 36
  • Chuẩn bị cho những tuần đầu khi mới có con bằng thực phẩm dự trữ, một số hoạt động cần thiết
  • Chuẩn bị tã và sữa công thức
  • Giặt giũ quần áo và drap, chăn cho em bé
Tuần thai thứ 37
  • Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả những điều khoản chưa rõ với bảo hiểm y tế và xem lại tài chính
  • Lên danh sách những người mà bạn muốn liên hệ khi sinh em bé
  • Chọn lại tên cho bé lần cuối cùng
Tuần thai thứ 38
  • Tập thư giãn hay hít thở
  • Chuẩn bị những thông tin dự phòng cho công việc trong trường hợp bạn phải đi sinh sớm hơn dự định
Tuần thai thứ 39
  • Sẵn sàng tinh thần cho việc vỡ ối
  • Theo dõi sát những cơn co thắt
  • Chuẩn bị túi chườm lạnh để dùng khi cần
  • Tập ngồi xổm để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở
Tuần thai thứ 40
  • Tận hưởng những khoảng thời gian nghỉ ngơi kéo dài hơn
  • Chuẩn bị đến bệnh viện và chờ bé yêu chào đời
An Nhiên (st)
 
Bên trên