Trào lưu "liên sinh"giữ dây rốn sau sinh: Nên hay không? - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Trào lưu "liên sinh"giữ dây rốn sau sinh: Nên hay không?

Ngọc Anh

Ngọc Anh

Thành viên chính thức
Không dừng lại ở việc chậm cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh, ngày càng có nhiều bà mẹ phương Tây theo đuổi phương pháp liên sinh: Không cắt dây rốn và giữ nguyên bánh nhau của trẻ cho đến khi cuống rốn tự rụng đi


Không cắt dây rốn trẻ sơ sinh hay còn gọi là phương pháp liên sinh (Lotus Birth) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970. Tuy nhiên, mãi đến 1974, khi một bác sĩ áp dụng thành công phương pháp này cho chính cậu con trai của mình, phương pháp liên sinh mới chính thức trở nên phổ biến hơn.

Chủ yếu phổ biến ở “phương trời Tây” nhưng thời gian gần, liên sinh cũng giành được khá nhiều sự quan tâm của các mẹ Việt.


Bánh nhau được bảo quản bằng cách ướp cẩn thận trong hỗn hợp muối và thảo mộc

1/ Phương pháp liên sinh là gì?

Ngay khi vừa chào đời, đa số các bé sẽ được bác sĩ hoặc các nữ hộ sinh cắt dây rốn và vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, với phương pháp liên sinh, các bé sau khi chào đời sẽ không được cắt cuống rốn, mà sẽ lưu trữ lại dây rốn và bánh nhau, và để chúng rụng một cách tự nhiên. Tùy thuộc vào độ ẩm không khí và thời tiết, để cuống rốn khô hoàn toàn, mẹ phải chờ từ 3-10 ngày.

2/ Không cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Bé được lợi gì?

Theo ý kiến của nhiều mẹ đã và đang có ý định thực hành phương pháp này, liên sinh có thể mang lại cho bé cưng nhiều lợi ích. Bên cạnh khả năng tăng cường trí thông minh cho trẻ, phương pháp này còn mang lại cho trẻ ít nhất 6 lợi thế sau đây:

– Nhờ việc không cắt cuống rốn, trẻ sơ sinh có thể nhận và hấp thu đủ những dưỡng chất từ bánh nhau cho đến khi chúng khô hoàn toàn.

– Trẻ sơ sinh sẽ có cảm giác an toàn hơn.

– Mối liên kết giữa hai mẹ con cũng được tăng cường đáng kể.

– Hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn

– Nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, thiếu máu, các bệnh liên quan đến mắt cũng giảm hẳn.

– Bé cưng có hình dáng rốn đẹp hơn

3/ Những khó khăn đi kèm

Thông thường, để một cuống rốn có thể khô hoàn toàn, mẹ phải chờ từ 3-10 ngày, thậm chí có những trường hợp mất gần nửa tháng cuống rốn bé mới khô. Trong quãng thời gian này, để giữ cho bánh nhau không bị hỏng và khiến bé bị nhiễm trùng, mẹ phải tuân theo một quy trình khá nguyên ngặt.

Bên cạnh đó, việc kiệt sức hoàn toàn sau khi sinh là điều rất bình thường, và xảy ra với hầu hết các mẹ. Vậy, bạn có chắc là mình đủ sức chăm sóc bé, chăm sóc bản thân, và lo thêm cho phần bánh nhau của bé?


4/ Ý kiến của các chuyên gia

Tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về những lợi ích của việc chậm cắt cuống rốn trẻ sơ sinh từ 3-5 phút, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của việc lưu giữ cuống rốn sau khoảng thời gian 5 phút. Thậm chí, theo ý kiến của các chuyên gia, trong vòng một thời gian ngắn sau khi sinh, một khi dây rốn ngừng đập, nhau thai cũng dừng việc lưu thông chất dinh dưỡng, và về cơ bản, nhau thai đã là một tế bào chết.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, với lượng máu dồi dào, nhau thai rất dễ trở thành đối tượng tấn công cho các loại vi khuẩn, và nguy cơ nhiễm trùng khá cao, và sẽ dễ lây lan sang cho bé cưng.

Ngọc Anh (Nguồn Marry Baby)
 
Bên trên