Ngọc Anh
Thành viên chính thức
Thai kỳ là thời gian lý tưởng để bạn bắt đầu chăm sóc bản thân tốt hơn, cả về thể chất và tinh thần. Nếu bạn thực hiện theo vài hướng dẫn dưới đây của kênh cẩm nang đời sống gia đình, bạn sẽ đảm bảo được thể trạng tốt nhất cho bản thân và cho con bạn.
1. Đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể
Đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể – Gặp bác sĩ tư vấn
Ngay sau khi biết mình có thai, hãy giữ liên lạc với bác sĩ sức khỏe hoặc bác sĩ đỡ đẻ của bạn để được tư vấn chăm sóc tiền sản. Lên kế hoạch chăm sóc sớm cũng giúp bạn có những lời khuyên đúng ngay từ đầu. Bạn cũng có thời gian để siêu âm hoặc thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
2. Ăn uống đầy đủ khi mang thai
Thực đơn ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất – Ăn uống đầy đủ
Để hướng tới chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, bạn nên có:
Dùng thêm thực phẩm bổ sung
Các thực phẩm bổ sung vitamin trong thai kỳ không thể thay thế một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Nhưng chúng có thể giúp ích nếu bạn lo lắng mình ăn uống chưa đủ tốt, hoặc bạn bị ốm nghén nên không thể ăn nhiều.
Hãy chắc chắn rằng các thực phẩm bổ sung có chứa 400 microgam axit folic. Bạn sẽ cần chất này trong giai đoạn chuẩn bị mang thai và trong ba tháng đầu thai kỳ. Bổ sung axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ con bạn bị dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống như tật nứt đốt sống.
Bạn cũng nên kiểm tra xem thực phẩm bổ sung có chứa 10mcg vitamin D. Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Xin tư vấn bác sĩ dinh dưỡng trước khi dùng thực phẩm bổ sung trong thai kỳ. Nếu bạn không uống viên uống vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai, bạn có thể mua riêng viên uống axit folic và vitamin D.
Nếu bạn không ăn cá, viên bổ sung dầu cá là lựa chọn hữu ích. Chọn một loại thực phẩm làm từ người cá, chứ không phải gan cá. Bởi vì dầu gan cá (như dầu gan cá thu) có thể chứa vitamin A, chất không được khuyến khích dùng khi mang thai.
4. Hãy thận trọng với vệ sinh đồ ăn
Hãy thận trọng với vệ sinh đồ ăn – Vệ sinh thực phẩm
Có một vài đồ ăn không nên ăn khi mang thai. Bởi vì chúng có thể gây ra nguy cơ cho sức khỏe của thai nhi.
Đẻ non là một biến chứng gây ra bởi vi khuẩn listeria. Bình thường vi khuẩn này cũng hiếm gặp và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nó có thể gây sảy thai.
Những thức ăn sau đây có thể ẩn chứa vi khuẩn listeria mà tốt nhất bạn nên tránh:
Vi khuẩn Salmonella có thể gây ngộ độc thức ăn. Bạn có thể nhiễm chúng từ các thức ăn:
Vệ sinh thật kỹ các đồ đựng, thớt và tay sau khi cầm thịt sống. Vệ sinh thực phẩm đặc biệt quan trọng khi bạn mang thai.
Nhiễm giun là một hệ quả gây ra bởi ký sinh trùng. Nó cũng hiếm gặp, nhưng có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ chưa chào đời của bạn. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bằng cách:
1. Đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể
Đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể – Gặp bác sĩ tư vấn
2. Ăn uống đầy đủ khi mang thai
Thực đơn ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất – Ăn uống đầy đủ
Để hướng tới chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, bạn nên có:
- Ít nhất năm phần rau quả hằng ngày.
- Nhiều cacbonhydrat, như bánh mỳ, mỳ gạo, cơm. Chọn nguồn cacbonhydrat nguyên hạt sẽ tốt hơn loại đã qua tinh chế để bổ sung nhiều chất xơ.
- Các phần ăn cung cấp đạm hằng ngày, như cá, thịt nạc, trứng, lạc hoặc đậu, và một vài sản phẩm từ sữa.
- Hai phần ăn cá trong một tuần, ít nhất một trong đó có bổ sung dầu. Cá là thực phẩm cung cấp protein, vitamin D, khoáng và axit béo omega-3. Axit béo Omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh của trẻ.
Bạn không cần ăn gấp đôi khi đang mang thai. Bạn không cần thêm calo cho sau tháng đầu thai kỳ. Trong ba tháng cuối thai kỳ, bạn sẽ cần thêm 200 calo mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung thêm năng lượng với các đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe.
Dùng thêm thực phẩm bổ sung
Hãy chắc chắn rằng các thực phẩm bổ sung có chứa 400 microgam axit folic. Bạn sẽ cần chất này trong giai đoạn chuẩn bị mang thai và trong ba tháng đầu thai kỳ. Bổ sung axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ con bạn bị dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống như tật nứt đốt sống.
Bạn cũng nên kiểm tra xem thực phẩm bổ sung có chứa 10mcg vitamin D. Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Xin tư vấn bác sĩ dinh dưỡng trước khi dùng thực phẩm bổ sung trong thai kỳ. Nếu bạn không uống viên uống vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai, bạn có thể mua riêng viên uống axit folic và vitamin D.
Nếu bạn không ăn cá, viên bổ sung dầu cá là lựa chọn hữu ích. Chọn một loại thực phẩm làm từ người cá, chứ không phải gan cá. Bởi vì dầu gan cá (như dầu gan cá thu) có thể chứa vitamin A, chất không được khuyến khích dùng khi mang thai.
4. Hãy thận trọng với vệ sinh đồ ăn
Hãy thận trọng với vệ sinh đồ ăn – Vệ sinh thực phẩm
Có một vài đồ ăn không nên ăn khi mang thai. Bởi vì chúng có thể gây ra nguy cơ cho sức khỏe của thai nhi.
Đẻ non là một biến chứng gây ra bởi vi khuẩn listeria. Bình thường vi khuẩn này cũng hiếm gặp và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nó có thể gây sảy thai.
Những thức ăn sau đây có thể ẩn chứa vi khuẩn listeria mà tốt nhất bạn nên tránh:
- Các loại patê
- Sữa chưa tiệt trùng
- Thức ăn sẵn chưa nấu chín
- Phô mát mềm, làm chín bằng mốc, như brie
- Phô mát vân xanh, như roquefort
Vi khuẩn Salmonella có thể gây ngộ độc thức ăn. Bạn có thể nhiễm chúng từ các thức ăn:
- Thịt sống hoặc tái
- Sò sống
- Trứng luộc sơ hoặc trứng sống
Vệ sinh thật kỹ các đồ đựng, thớt và tay sau khi cầm thịt sống. Vệ sinh thực phẩm đặc biệt quan trọng khi bạn mang thai.
Nhiễm giun là một hệ quả gây ra bởi ký sinh trùng. Nó cũng hiếm gặp, nhưng có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ chưa chào đời của bạn. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bằng cách:
- Nấu chín kỹ thịt và đồ ăn sẵn
- Rửa sạch trái cây và rau củ để loại bỏ đất và chất bẩn
- Đeo găng tay khi thay cát vệ sinh cho mèo và làm vườn
Ngọc Anh (Theo Agiadinh.net)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: