Bà bầu cảm cúm: Nên làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Bà bầu cảm cúm: Nên làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi

Đặng Bội Ngọc

Đặng Bội Ngọc

Thành viên chính thức
Khi mang thai, sức đề kháng mẹ yếu đi nên dễ mắc bệnh. Vậy mẹ bầu khi bị cảm nên làm thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?


Cảm là một bệnh thông thường xảy ra với tất cả mọi người. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ càng dễ bị cảm do hệ miễn dịch suy yếu. Vì thế mẹ bầu cần biết cách chăm sóc cơ thể khi bị cảm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phân biệt rõ cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai. Khi mắc phải cảm cúm, mẹ cần đặc biệt cẩn trọng. Bởi lẽ đây là một trong những bệnh nguy hiểm đối với cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.


Bà mẹ đang mang thai rất dễ bị cảm do sức đề kháng suy giảm

Bà bầu bị cảm là một tình trạng phổ biến

Cảm là một trong những căn bệnh thường gặp nhất. Hầu hết mọi người đều có thể mắc phải căn bệnh này một vài lần trong năm. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị bệnh cảm tấn công do sức đề kháng bị giảm sút.

Cảm là từ chỉ chung của 2 căn bệnh khác nhau: cảm lạnh và cảm cúm

Không ít người hiện nay vẫn lầm tưởng cảm là một căn bệnh duy nhất. Thực tế cảm là từ chỉ cho 2 loại bệnh khác nhau là cảm lạnh và cảm cúm. Dù có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau nhưng đây là 2 căn bệnh rất khác biệt. Cách điều trị cũng như những biến chứng có thể xảy ra với thai phụ cũng khác nhau. Do vậy, việc nhận biết bà bầu bị cảm lạnh hay cảm cúm có ý nghĩa rất quan trọng.

Dấu hiệu bà bầu bị cảm lạnh

Khi mắc cảm lạnh, biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất là đau họng từ 1 đến 2 ngày. Song song với đó, mẹ bầu sẽ thấy chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi nhiều lần. Tình trạng này kéo dài đến khoảng ngày thứ 4. Khi đó, nước mũi thường đặc lại và các cơn ho sẽ bắt đầu xuất hiện. Cảm lạnh thường không gây sốt, nếu có chỉ là sốt nhẹ.

Khi bị cảm lạnh, cơ thể không quá mệt mỏi và đau nhức. Sự khó chịu lớn nhất là chứng nghẹt mũi và chảy mũi, hắt hơi liên tục. Nhờ đó, người cảm lạnh vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Thông thường các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn vào ngày thứ 7. Nếu sau 1 tuần mà mẹ bầu vẫn bị cảm thì cần gặp bác sĩ để khám và chữa trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh cảm lạnh cho thai phụ

Cảm lạnh là bệnh thông thường và ở dạng nhẹ. Nếu không có triệu chứng sốt và ho nhiều, thai nhi hầu như không bị ảnh hưởng. Vì vậy bà bầu bị cảm lạnh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên để nhanh chóng khỏi cảm lạnh, các mẹ có thể áp dụng những cách điều trị sau:
  • Uống nhiều nước lọc.
  • Uống thêm nước trái cây, các loại nước ép giàu vitamin C như cam, chanh, lựu.
  • Sử dụng tỏi trong bữa ăn hằng ngày vì đây là gia vị có tác dụng chống nhiễm trùng.
  • Các thực phẩm giúp cơ thể kháng viêm như gừng, nghệ cũng nên được ưu tiên.
  • Khi bị đau họng và ho, mẹ nên súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên. Chanh mật ong cũng là một thức uống có tác dụng hiệu quả trong điều trị cảm lạnh.

Tỏi là thực phẩm hỗ trợ điều trị cảm lạnh rất hiệu quả

Bà bầu bị cảm lạnh cần tránh tuyệt đối các điều sau:

Không sử dụng các loại thuốc điều trị mà không thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Không sử dụng biện pháp xông hơi khi bị cảm lạnh trong lúc mang thai. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao trong quá trình xông hơi sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Khi bị sốt hãy chườm mát để hạ nhiệt, không nên dùng thuốc hạ sốt.


Tuyệt đối không được tự dùng thuốc điều trị cảm trong quá trình mang thai

Bà bầu bị cảm cúm – tình trạng không thể xem thường

Khác với cảm lạnh, cảm cúm là một căn bệnh nguy hiểm với thai phụ. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus Influenza gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể mẹ, virus cúm khiến sự trao đổi chất bị rối loạn. Quá trình này còn tạo ra các độc tố gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến bào thai. Sốt cao và ho nhiều cũng khiến tử cung co thắt mạnh gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non…

Cúm là nguyên nhân hàng đầu gây nên dị tật thai nhi. Những tổn thương như sứt môi, não tụ huyết, dị dạng đầu, dị tật tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể… là di chứng của trẻ khi mẹ mắc cúm trong thai kỳ.

Chính vì sự nguy hiểm của cúm mà hiện nay, phụ nữ được khuyến cáo phải tiêm phòng cúm tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Tuy nhiên không ít mẹ bầu đã bỏ qua bước này và mắc phải cúm trong thai kỳ.

Triệu chứng của bệnh cúm ở thai phụ
  • Sốt cao 39-40 độ đột ngột là biểu hiện phổ biến nhất khi cơ thể mắc cúm.
  • Kèm theo sốt cao là triệu chứng lạnh (rét) run và đau nhức toàn thân.
  • Đau đầu dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Mệt mỏi, cơ thể rã rời, da khô nóng.
  • Sổ mũi, đau rát họng, miệng đắng, ho có đờm.

Sốt cao 39-40 là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh cảm cúm

Bà bầu bị cảm cúm phải tuyệt đối làm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa


Một số loại thuốc trị cúm như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel, Aspirin, các loại sirô chống cúm, cảm lạnh và ho chứa guaifenesin và dextromethorphan có nguy cơ gây ra những biến chứng khó lường trên cơ thể của mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó mẹ bầu bị cúm tuyệt đối không được tự mua thuốc điều trị.

Các triệu chứng cúm thường đến nhanh, rõ nét và kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Ngay khi có các triệu chứng trên, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa nhi để khám. Các bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và an toàn nhất. Đừng chủ quan khi bị cảm cúm trong thai kỳ mẹ nhé.

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên