Tiểu Nhị
Thành viên chính thức
I-ốt đóng góp vào sự phát triển não bộ của thai nhi. Chính vì vậy, tổ chức Y Tế Thế Giới WHO khuyến nghị các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ lượng i-ốt trong suốt thai kỳ của mình
Vai trò của i-ốt đối với mẹ mang thai
I-ốt là một trong những câu trả lời cho câu hỏi: “Mẹ bầu ăn gì để con thông minh?”. (Đọc thêm: Top 8 thực phẩm bà bầu NÊN ĂN để Sinh Con Thông Minh Khỏe Mạnh) Đây là một khoáng chất cần thiết để cơ thể sản xuất ra các hoóc-môn tuyến giáp, chất giúp kiểm soát sự phát triển và trao đổi chất. Chất này còn tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của não bộ thai nhi và trẻ nhỏ ở những tháng đầu đời.
Một nghiên cứu tập hợp dữ liệu của rất nhiều trẻ em sinh ra trong thập niên 1990 ở Anh đã đi tìm mối liên quan giữa mức i-ốt mà người mẹ hấp thụ khi mang thai và trí thông minh của con ở độ tuổi lên 8 và 9. Nghiên cứu đo lường trên nhiều tiêu chí như độ tuổi của mẹ, môi trường xung quanh bé, những vấn đề stress mà mẹ gặp phải khi mang thai… để đưa ra các kết luận. Những bé sinh ra bởi người mẹ được đánh giá là thiếu lượng i-ốt cần thiết trong cơ thể thường nằm ở nhóm có điểm IQ, khả năng đọc chính xác cũng như đọc hiểu thấp nhất, tính theo đơn vị tứ phân vị. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không chỉ ra quan hệ giữa sự thiếu hụt i-ốt với điểm IQ nói chung.
Thiếu i-ốt có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu
Bổ sung i-ốt khi mang thai
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, mỗi mẹ bầu cần 250mcg i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. Thiếu hụt i-ốt khó có thể xảy ra nếu mẹ có một chế độ ăn cân bằng, đa dạng. Mẹ không cần phải bổ sung đủ lượng cần thiết này mỗi ngày mà chỉ cần tập trung hấp thụ trong một vài bữa ăn trong tuần.
I-ốt có mặt trong những loại thực phẩm như trứng, sữa, rau, hải sản, đặc biệt là trong các loại cá nước mặn. Các loại rong, tảo biển cũng rất giàu nguyên tố vi lượng này. Mẹ có thể bổ sung i-ốt từ những nguồn như:
-Cá tuyết
-Yogurt it béo
-Rong wakame
-Khoai tây nướng nguyên vỏ
-Rong nori
-Tôm
-Cá nướng
-Ức gà tây
-Phô mai mozzarella
-Cá ngừ
-Dâu tây
Một nguồn bổ sung không thể bỏ qua là muối i-ốt. Đây là muối biển được bổ sung thêm i-ốt, mẹ có thể sử dụng để nêm nếm thức ăn hoặc chấm trực tiếp với trái cây. Đây là một biện pháp đã được áp dụng trên phạm vi toàn quốc nhằm ngăn chặn bệnh bướu cổ, một chứng bệnh khá phổ biến trong quá khứ, gây ra bởi tình trạng thiếu hụt i-ốt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hạn chế lượng muối vì có thể làm tăng phù nề.
Ngoài ra, các viên uống bổ sung i-ốt cũng là một lựa chọn trong trường hợp mẹ đang có chế độ ăn mất cân bằng. Tuy nhiên, lựa chọn này không được khuyến khích nhiều bởi các chuyên gia.
Nếu như mẹ đang trải qua những vấn đề như phì đại tuyến giáp (bướu cổ), mệt mỏi, yếu ớt, trầm cảm, không chịu được lạnh và tăng cân, đó có thể là chỉ báo về tình trạng thiếu i-ốt. Trước khi có ý định bổ sung i-ốt, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước, nhất là khi mẹ đang bị bệnh tuyến giáp. Những phụ nữ ăn chay hoặc không dùng đa dạng thực phẩm sẽ cần phải làm xét nghiệm kiểm tra tình trạng i-ốt trong cơ thể.
Vai trò của i-ốt đối với mẹ mang thai
I-ốt là một trong những câu trả lời cho câu hỏi: “Mẹ bầu ăn gì để con thông minh?”. (Đọc thêm: Top 8 thực phẩm bà bầu NÊN ĂN để Sinh Con Thông Minh Khỏe Mạnh) Đây là một khoáng chất cần thiết để cơ thể sản xuất ra các hoóc-môn tuyến giáp, chất giúp kiểm soát sự phát triển và trao đổi chất. Chất này còn tham gia vào việc thúc đẩy sự phát triển của não bộ thai nhi và trẻ nhỏ ở những tháng đầu đời.
Một nghiên cứu tập hợp dữ liệu của rất nhiều trẻ em sinh ra trong thập niên 1990 ở Anh đã đi tìm mối liên quan giữa mức i-ốt mà người mẹ hấp thụ khi mang thai và trí thông minh của con ở độ tuổi lên 8 và 9. Nghiên cứu đo lường trên nhiều tiêu chí như độ tuổi của mẹ, môi trường xung quanh bé, những vấn đề stress mà mẹ gặp phải khi mang thai… để đưa ra các kết luận. Những bé sinh ra bởi người mẹ được đánh giá là thiếu lượng i-ốt cần thiết trong cơ thể thường nằm ở nhóm có điểm IQ, khả năng đọc chính xác cũng như đọc hiểu thấp nhất, tính theo đơn vị tứ phân vị. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không chỉ ra quan hệ giữa sự thiếu hụt i-ốt với điểm IQ nói chung.
Thiếu i-ốt có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, mỗi mẹ bầu cần 250mcg i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. Thiếu hụt i-ốt khó có thể xảy ra nếu mẹ có một chế độ ăn cân bằng, đa dạng. Mẹ không cần phải bổ sung đủ lượng cần thiết này mỗi ngày mà chỉ cần tập trung hấp thụ trong một vài bữa ăn trong tuần.
I-ốt có mặt trong những loại thực phẩm như trứng, sữa, rau, hải sản, đặc biệt là trong các loại cá nước mặn. Các loại rong, tảo biển cũng rất giàu nguyên tố vi lượng này. Mẹ có thể bổ sung i-ốt từ những nguồn như:
-Cá tuyết
-Yogurt it béo
-Rong wakame
-Khoai tây nướng nguyên vỏ
-Rong nori
-Tôm
-Cá nướng
-Ức gà tây
-Phô mai mozzarella
-Cá ngừ
-Dâu tây
Một nguồn bổ sung không thể bỏ qua là muối i-ốt. Đây là muối biển được bổ sung thêm i-ốt, mẹ có thể sử dụng để nêm nếm thức ăn hoặc chấm trực tiếp với trái cây. Đây là một biện pháp đã được áp dụng trên phạm vi toàn quốc nhằm ngăn chặn bệnh bướu cổ, một chứng bệnh khá phổ biến trong quá khứ, gây ra bởi tình trạng thiếu hụt i-ốt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hạn chế lượng muối vì có thể làm tăng phù nề.
Ngoài ra, các viên uống bổ sung i-ốt cũng là một lựa chọn trong trường hợp mẹ đang có chế độ ăn mất cân bằng. Tuy nhiên, lựa chọn này không được khuyến khích nhiều bởi các chuyên gia.
Nếu như mẹ đang trải qua những vấn đề như phì đại tuyến giáp (bướu cổ), mệt mỏi, yếu ớt, trầm cảm, không chịu được lạnh và tăng cân, đó có thể là chỉ báo về tình trạng thiếu i-ốt. Trước khi có ý định bổ sung i-ốt, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước, nhất là khi mẹ đang bị bệnh tuyến giáp. Những phụ nữ ăn chay hoặc không dùng đa dạng thực phẩm sẽ cần phải làm xét nghiệm kiểm tra tình trạng i-ốt trong cơ thể.
An Nhiên (St)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: