admin
Administrator
Staff member
Đau bụng, đầy hơi, táo bón... những rắc rối này hầu như bà bầu nào cũng phải đối mặt trong thai kì. Vậy làm thế nào để phòng tránh chúng?
Trong quá trình mang thai cơ thể bà bầu sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. Cảm giác ốm nghén, mệt mỏi cho đến niềm hạnh phúc vỡ òa khi cảm nhận những chuyển động đầu tiên của con. Dưới đây là 5 vấn đề phổ biến nhất mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kì và cách phòng tránh theo lời khuyên của bác sĩ sản phụ khoa.
1. Đau bụng lâm râm
Trong tháng đầu mang thai, không ít bà bầu cảm thấy đau bụng lâm râm. Thực tế thì cơn đau này có thể xuất hiện từ 6 đến 12 ngày sau thụ thai. Tiến sĩ, bác sĩ Iffath Hoskins đến từ Trung tâm y tế Langone thuộc Đại học New York giải thích: “Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, các dấu hiệu như chảy máu, đau lâm râm bụng sẽ xảy ra, những cơn đau dữ dội là khá hiếm gặp. Nguyên nhân bởi sau khi thụ thai thành công, trứng đã thụ tinh di chuyển vào cổ tử cung để tìm chỗ làm tổ. Chính việc trứng hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy bụng dưới âm ỉ đau".
Những cơn đau này không gây nguy hiểm và có cách xử lý đơn giản. “Để giảm bớt cơn đau và khó chịu, hãy bổ sung nước, chườm khăn ấm lên bụng. Tránh sử dụng thuốc giảm đau trừ khi thực sự cần thiết. Nếu có máu chảy kèm theo cơn đau dữ dội, bạn nên gọi cho bác sĩ để được đánh giá chính xác tình hình và có hướng điều trị hợp lý”, bác sĩ Hoskins đưa ra lời khuyên.
2. Đau dây chằng
Vào quý thứ hai của thai kỳ, các triệu chứng đau dây chằng có thể xuất hiện. Đó là đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn. Theo chia sẻ của bác sĩ Hoskins: "Nguồn gốc của cơn đau này là dây chằng trở nên căng và dày hơn để hỗ trợ tử cung khi mang thai. Dây chằng còn trở nên mở rộng và kéo dãn khiến mẹ bầu sẽ có cảm giác đau ở hai bên bụng. Việc kéo dài của dây chằng cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh gần đó và gây ra đau”.
Cách điều trị tốt nhất chính là chườm lạnh lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút và mỗi lần cách nhau 2 đến 3 giờ đồng hồ.
3. Ợ nóng
Ợ nóng kèm với những cơn đau bụng khi mang thai là điều mà nhiều bà mẹ phải đối mặt. Vào khoảng 3 tháng đầu của thai kì, tình trạng này bắt đầu xuất hiện và có thể kéo dài cho đến khi con chào đời.
Bác sĩ Hoskins giải thích rằng một loại hoocmon được sản sinh trong quá trình mang thai được gọi là progesterone nhằm giảm căng thẳng cho cơ thắt giữa thực quản và bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến axit dạ dày trào ngược lại thực quản. Niêm mạc dạ dày có khả năng chống lại tác động của axit nhưng thực quản thì không, vì vậy mà chứng ợ nóng xuất hiện.
Với trường hợp này, các mẹ có thể sử dụng biện pháp như gối đầu cao khi ngủ, uống chất lỏng như sữa, thuốc Tums (bổ sung canxi), ngậm một viên đá nhỏ.
4. Đầy hơi, táo bón
Nếu đã từng mang thai một lần thì nhiều mẹ sẽ không còn xa lạ với những triệu chứng này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Theo lý giải của bác sĩ Hoskins thì điều này hoàn toàn bình thường: “Nguyên nhân gây ra có thể là do hoocmon thai kỳ progesterone nhằm giúp cơ của thành ruột giảm bớt áp lực. Ngoài ra, hoạt động của ruột non bị suy yếu cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già. Việc bổ sung sắt cũng có thể gây táo bón".
Giải pháp chính là ăn những thực phẩm giàu chất xơ, uống chất lỏng như nước lọc, trà nóng và đi bộ.
5. Cơn gò tử cung
Trong 2 quý sau của thời kì mang thai, người mẹ sẽ cảm nhận được nhiều cơn co thắt hoặc siết chặt tử cung hơn bình thường, được gọi là cơn gò tử cung. “Giai đoạn cuối thai kì chuẩn bị chuyển dạ sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều cơn co thắt mạnh như dấu hiệu báo trước. Những cơn đau tăng dần vào tuần dự sinh”. Bác sĩ Hoskins cho biết thêm: “Thường thì những cơn đau này có tần suất ít và sẽ chấm dứt khi bạn hoạt động, đi lại nhẹ nhàng và không bị áp lực, căng thẳng”.
Để giảm thiểu những cơn đau này thì các mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi điều độ, chườm ấm cho vùng bụng và lưng khi cảm thấy đau. Nếu cơn đau kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ thì hãy gọi cho bác sĩ ngay.
Trong quá trình mang thai cơ thể bà bầu sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. Cảm giác ốm nghén, mệt mỏi cho đến niềm hạnh phúc vỡ òa khi cảm nhận những chuyển động đầu tiên của con. Dưới đây là 5 vấn đề phổ biến nhất mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kì và cách phòng tránh theo lời khuyên của bác sĩ sản phụ khoa.
1. Đau bụng lâm râm
Trong tháng đầu mang thai, không ít bà bầu cảm thấy đau bụng lâm râm. Thực tế thì cơn đau này có thể xuất hiện từ 6 đến 12 ngày sau thụ thai. Tiến sĩ, bác sĩ Iffath Hoskins đến từ Trung tâm y tế Langone thuộc Đại học New York giải thích: “Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, các dấu hiệu như chảy máu, đau lâm râm bụng sẽ xảy ra, những cơn đau dữ dội là khá hiếm gặp. Nguyên nhân bởi sau khi thụ thai thành công, trứng đã thụ tinh di chuyển vào cổ tử cung để tìm chỗ làm tổ. Chính việc trứng hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy bụng dưới âm ỉ đau".
Những cơn đau này không gây nguy hiểm và có cách xử lý đơn giản. “Để giảm bớt cơn đau và khó chịu, hãy bổ sung nước, chườm khăn ấm lên bụng. Tránh sử dụng thuốc giảm đau trừ khi thực sự cần thiết. Nếu có máu chảy kèm theo cơn đau dữ dội, bạn nên gọi cho bác sĩ để được đánh giá chính xác tình hình và có hướng điều trị hợp lý”, bác sĩ Hoskins đưa ra lời khuyên.
2. Đau dây chằng
Vào quý thứ hai của thai kỳ, các triệu chứng đau dây chằng có thể xuất hiện. Đó là đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn. Theo chia sẻ của bác sĩ Hoskins: "Nguồn gốc của cơn đau này là dây chằng trở nên căng và dày hơn để hỗ trợ tử cung khi mang thai. Dây chằng còn trở nên mở rộng và kéo dãn khiến mẹ bầu sẽ có cảm giác đau ở hai bên bụng. Việc kéo dài của dây chằng cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh gần đó và gây ra đau”.
Cách điều trị tốt nhất chính là chườm lạnh lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút và mỗi lần cách nhau 2 đến 3 giờ đồng hồ.
3. Ợ nóng
Ợ nóng kèm với những cơn đau bụng khi mang thai là điều mà nhiều bà mẹ phải đối mặt. Vào khoảng 3 tháng đầu của thai kì, tình trạng này bắt đầu xuất hiện và có thể kéo dài cho đến khi con chào đời.
Bác sĩ Hoskins giải thích rằng một loại hoocmon được sản sinh trong quá trình mang thai được gọi là progesterone nhằm giảm căng thẳng cho cơ thắt giữa thực quản và bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến axit dạ dày trào ngược lại thực quản. Niêm mạc dạ dày có khả năng chống lại tác động của axit nhưng thực quản thì không, vì vậy mà chứng ợ nóng xuất hiện.
Với trường hợp này, các mẹ có thể sử dụng biện pháp như gối đầu cao khi ngủ, uống chất lỏng như sữa, thuốc Tums (bổ sung canxi), ngậm một viên đá nhỏ.
4. Đầy hơi, táo bón
Nếu đã từng mang thai một lần thì nhiều mẹ sẽ không còn xa lạ với những triệu chứng này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Theo lý giải của bác sĩ Hoskins thì điều này hoàn toàn bình thường: “Nguyên nhân gây ra có thể là do hoocmon thai kỳ progesterone nhằm giúp cơ của thành ruột giảm bớt áp lực. Ngoài ra, hoạt động của ruột non bị suy yếu cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già. Việc bổ sung sắt cũng có thể gây táo bón".
Giải pháp chính là ăn những thực phẩm giàu chất xơ, uống chất lỏng như nước lọc, trà nóng và đi bộ.
5. Cơn gò tử cung
Trong 2 quý sau của thời kì mang thai, người mẹ sẽ cảm nhận được nhiều cơn co thắt hoặc siết chặt tử cung hơn bình thường, được gọi là cơn gò tử cung. “Giai đoạn cuối thai kì chuẩn bị chuyển dạ sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều cơn co thắt mạnh như dấu hiệu báo trước. Những cơn đau tăng dần vào tuần dự sinh”. Bác sĩ Hoskins cho biết thêm: “Thường thì những cơn đau này có tần suất ít và sẽ chấm dứt khi bạn hoạt động, đi lại nhẹ nhàng và không bị áp lực, căng thẳng”.
Để giảm thiểu những cơn đau này thì các mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi điều độ, chườm ấm cho vùng bụng và lưng khi cảm thấy đau. Nếu cơn đau kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ thì hãy gọi cho bác sĩ ngay.
Nguồn: Popsugar
Minh Phương / Theo Helino
Minh Phương / Theo Helino