Điều trị trĩ khi mang thai liệu có khả thi: Không thử sao biết! - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Điều trị trĩ khi mang thai liệu có khả thi: Không thử sao biết!

Tiểu Nhị

Tiểu Nhị

Thành viên chính thức
Trị bệnh trĩ khi mang thai nỗi khổ khó nói của mẹ bầu, làm sao thoát khỏi cảm giác khó chịu nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của con yêu?


Thống kê cho thấy có khoảng 30-50% phụ nữ bị mắc trĩ khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Hầu hết phụ nữ đều không mắc trĩ cho đến khi họ mang thai.


Vì sao trĩ lại đeo bám mẹ bầu?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do giãn tĩnh mạch trực tràng, thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và sau sinh.

Với mẹ bầu, khi thai nhi càng lớn, áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng càng cao. Quá trình lưu thông máu bị hạn chế, các tĩnh mạch phải giãn ra để cung cấp máu cho xương chậu, khiến cho máu di chuyển chậm và gián đoạn. Hệ quả là các tĩnh mạch do hoạt động quá sức bị phình to, căng hết cỡ, giảm khả năng chịu đựng.

Bên cạnh đó, sự tăng nội tiết tố khi mang thai cũng kéo giãn kết cấu các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch, khiến khả năng liên kết yếu dễ bị tổn thương.


Ngoài ra, lượng máu tăng lên trong cơ thể mẹ nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi cũng là nguyên nhân góp phần gây giãn tĩnh mạch. Lý do, hệ thống mạch máu phải hoạt động với cường độ và công suất lớn hơn để bơm máu do đó, các tĩnh mạch dễ bị giãn nở.

Những dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện ngày càng rõ rệt khi mẹ bước vào những tháng cuối thai kỳ. Các mạch máu phải làm việc gấp nhiều lần thông thường để nuôi thai nhi. Đây chính là lý do bệnh phổ biến và trở nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Bầu an yên, không ưu phiền vì trĩ

Để giảm nguy cơ trĩ trong thai kỳ, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:
  • Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón. Đại tràng cứng chuyển động khó khăn khi thải phân sẽ gây ra bệnh trĩ
  • Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài
  • Khi chọn bổ sung sắt, canxi, vi chất cho trong thời gian thai kỳ nên chọn sắt hữu cơ và bổ sung với liều lượng vừa đủ tránh gây táo bón.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nán lại lâu vì sẽ gây áp lực lên trực tràng
  • Các bài tập Kegel giúp tăng lực co bóp trực tràng và hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu

Mẹ bầu và đang cho con bú không thể phòng ngừa và điều trị trĩ bằng thuốc tây và các biện pháp xâm lấn vật lý.

Các phụ nữ mang bầu nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong thời gian thai kỳ 1-3 tháng đầu (là thời kỳ rất nhạy cảm cho em bé) thì có nên sử dụng hay không? Và phụ nữ sau sinh (mới sinh) cũng nên xin ý kiến các bác sĩ của mình.

An Nhiên (Theo Marry Baby)
 
Bên trên