Đặng Bội Ngọc
Thành viên chính thức
Không chỉ là loại trái cây thơm, ngon, bổ rẻ, đu đủ còn mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên liệu bà bầu mang thai có nên ăn đu đủ?
Đây là một bài viết bổ ích, giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức cụ thể về tác dụng và trả lời được câu hỏi “bà bầu ăn đu đủ chín được không?”
Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Trái ngược hoàn toàn với việc ăn đu đủ xanh hay hườm hườm có thể gây sẩy thai hoặc sinh non, đu đủ chín được xem là “thần dược” đối với nhiều mẹ bầu. Trên thực tế, phụ nữ mang thai ăn đu đủ chín với lượng vừa phải là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng, tốt cho hệ tiêu hóa, tóc, da. Ngoài những tác dụng trên, đu đủ chín còn giúp cải thiện tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu.
Đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
Lưu ý: dị ứng nhựa mủ có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt, đau bụng và khó nuốt,... Vì vậy, nếu như các mẹ có tiền sử dị ứng trước khi ăn đu đủ chín hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!
Những lợi ích mà đu đủ chín đem lại cho bà bầu
Tăng cường sức đề kháng
Hàm lượng beta caroten có trong đu đủ chín nhiều hơn so với các loại quả khác. Vì vậy, khi chất này đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp cơ thể bà bầu có thể kháng lại được một số bệnh nguy hiểm và chống oxi hóa hiệu quả.
Đu đủ chín có thành phần dinh dưỡng rất cao, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
Ngoài ra, đu đủ chín còn giúp mẹ bầu bổ sung 1 số vitamin như:
Hầu như mẹ bầu nào cũng muốn bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhưng lại sợ tăng cân. Vì vậy, giải pháp dễ dàng nhất đó chính là ăn đu đủ chín, vừa bổ dưỡng vừa không sợ tăng cân.
Đu đủ chín chứa nhiều khoáng chất như: kali, canxi, magie, kẽm rất cần thiết đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, chất sắt có trong đu đủ chín giúp phụ nữ mang thai ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Nói không với táo bón
Trong đu đủ chín có chứa vitamin B và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy để không bị táo bón, các mẹ nên ăn đu đủ chín nhé!
Hàm lượng chất kali trong đu đủ chín giúp bà bầu tránh được tình trạng bị chuột rút
Bảo vệ khớp
Bà bầu thường hay gặp cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp như khủy tay, ngón tay, đầu gối và hông khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn trong quá trình mang thai. Trường hợp này sẽ giảm đi nếu các mẹ ăn đu đủ chín thường xuyên, vì vitamin C trong đu đủ giúp cơ thể tạo nên chất nền ngoài tế bào sụn khớp, bảo vệ khớp.
Cải thiện mệt mỏi
Một quả đu đủ chín cải thiện vấn đề mệt mỏi ở mẹ bầu rất tốt vì nó chứa khoảng 120 calorie và 18 g đường.
Những lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn đu đủ
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? – Câu trả lời cho các mẹ là được, tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều vì chất beta caroten sẽ khiến bà bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn đu đủ. Chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 1 miếng.
Các mẹ bầu bị hen suyễn hoặc gặp vấn đề về hô hấp cũng nên hạn chế ăn đu đủ vì có thể bị dị ứng nặng, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở
Lưu ý: Các mẹ tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn, vì chúng chứa chất papain khiến tử cung co thắt mạnh và gây sẩy thai trong những tháng đầu. Ngoài ra, đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn còn làm chậm phát triển mô ở bào thai.
Qua bài viết trên, mong rằng có thể giải đáp nhiều thắc mắc về việc bà bầu ăn đu đủ chín được không của nhiều mẹ.
Chúc các mẹ và bé luôn có nhiều sức khỏe!
Đây là một bài viết bổ ích, giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức cụ thể về tác dụng và trả lời được câu hỏi “bà bầu ăn đu đủ chín được không?”
Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Trái ngược hoàn toàn với việc ăn đu đủ xanh hay hườm hườm có thể gây sẩy thai hoặc sinh non, đu đủ chín được xem là “thần dược” đối với nhiều mẹ bầu. Trên thực tế, phụ nữ mang thai ăn đu đủ chín với lượng vừa phải là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng, tốt cho hệ tiêu hóa, tóc, da. Ngoài những tác dụng trên, đu đủ chín còn giúp cải thiện tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu.
Đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
Lưu ý: dị ứng nhựa mủ có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt, đau bụng và khó nuốt,... Vì vậy, nếu như các mẹ có tiền sử dị ứng trước khi ăn đu đủ chín hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!
Những lợi ích mà đu đủ chín đem lại cho bà bầu
Tăng cường sức đề kháng
Hàm lượng beta caroten có trong đu đủ chín nhiều hơn so với các loại quả khác. Vì vậy, khi chất này đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp cơ thể bà bầu có thể kháng lại được một số bệnh nguy hiểm và chống oxi hóa hiệu quả.
Đu đủ chín có thành phần dinh dưỡng rất cao, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
Ngoài ra, đu đủ chín còn giúp mẹ bầu bổ sung 1 số vitamin như:
- Vitamin B1: đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Nếu thiếu vitamin này, mẹ bầu sẽ bị tổn thương thần kinh trung ương và hệ tim mạch khi mang thai.
- Vitamin B2: giúp thai nhi phát triển thị giác, cơ, hệ thần kinh và chiều cao.
Hầu như mẹ bầu nào cũng muốn bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhưng lại sợ tăng cân. Vì vậy, giải pháp dễ dàng nhất đó chính là ăn đu đủ chín, vừa bổ dưỡng vừa không sợ tăng cân.
Đu đủ chín chứa nhiều khoáng chất như: kali, canxi, magie, kẽm rất cần thiết đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, chất sắt có trong đu đủ chín giúp phụ nữ mang thai ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Nói không với táo bón
Trong đu đủ chín có chứa vitamin B và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy để không bị táo bón, các mẹ nên ăn đu đủ chín nhé!
Hàm lượng chất kali trong đu đủ chín giúp bà bầu tránh được tình trạng bị chuột rút
Bảo vệ khớp
Bà bầu thường hay gặp cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp như khủy tay, ngón tay, đầu gối và hông khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn trong quá trình mang thai. Trường hợp này sẽ giảm đi nếu các mẹ ăn đu đủ chín thường xuyên, vì vitamin C trong đu đủ giúp cơ thể tạo nên chất nền ngoài tế bào sụn khớp, bảo vệ khớp.
Cải thiện mệt mỏi
Một quả đu đủ chín cải thiện vấn đề mệt mỏi ở mẹ bầu rất tốt vì nó chứa khoảng 120 calorie và 18 g đường.
Những lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn đu đủ
Bà bầu ăn đu đủ chín được không? – Câu trả lời cho các mẹ là được, tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều vì chất beta caroten sẽ khiến bà bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn đu đủ. Chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 1 miếng.
Các mẹ bầu bị hen suyễn hoặc gặp vấn đề về hô hấp cũng nên hạn chế ăn đu đủ vì có thể bị dị ứng nặng, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở
Lưu ý: Các mẹ tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn, vì chúng chứa chất papain khiến tử cung co thắt mạnh và gây sẩy thai trong những tháng đầu. Ngoài ra, đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn còn làm chậm phát triển mô ở bào thai.
Qua bài viết trên, mong rằng có thể giải đáp nhiều thắc mắc về việc bà bầu ăn đu đủ chín được không của nhiều mẹ.
Chúc các mẹ và bé luôn có nhiều sức khỏe!