Đặng Bội Ngọc
Thành viên chính thức
Trái hồng là món trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chế biến. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời kì mang thai, ăn hồng có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả hồng
Hồng là loại trái cây theo mùa, có rất nhiều món ngon được chế biến từ quả hồng như hồng sấy khô, mứt hồng, sinh tố quả hồng, hồng giòn… Hương vị ngọt ngào của quả hồng hầu hết đều rất quyến rũ đối với mẹ bầu thèm ngọt. Đừng lo lắng về việc ăn hồng sẽ khiến chị em bị tiểu đường hay tăng cân, ngược lại các chất dinh dưỡng có trong trái hồng đều rất cần thiết cho mẹ bầu.
Quả hồng khi chín có màu vàng hoặc màu đỏ thẫm cùng vị ngọt đặc trưng. Trong thành phần có chứa khá nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe bà bầu như mangan – chất khoáng vi lượng giúp điều hòa thần kinh và tăng cường sự phát triển của thai nhi. Hàm lượng kali dồi dào có trong quả hồng rất tốt cho những mẹ bầu bị cao huyết áp, hồng cũng có thể giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả. Những chất dinh dưỡng đặc trưng khác có trong quả hồng còn có kẽm, đồng và vitamin C, axit amin… rất tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của quả hồng vô cùng nổi trội và cần thiết cho mẹ bầu
Bên cạnh đó, số lượng Vitamin Riboflavin (B2,) Folate (B9), Vitamin C, Chất khoáng, Canxi, năng lượng… của hồng sẽ giúp mẹ bầu phục hồi sức lực nhanh chóng. Các thành phần trên cũng rất có ích cho hoạt động phát triển não bộ và hoàn thiện chức năng của thai nhi.
Những lợi ích khi bà bầu ăn hồng
Phải kể đến công dụng tuyệt vời nhất của quả hồng là thành phần catechins và polyphenolic – hai nguyên tố chính có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả cho các mẹ trong thời gian mang thai.
Trong quả hồng còn chứa một lượng lớn kẽm, sắt, đồng và rất nhiều vitamin C, axit amin… phòng ngừa bệnh tật và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, nhờ lượng vitamin C từ quả hồng mà các kháng thể của bà bầu được sản sinh nhiều hơn. Chất sắt bổ sung từ hồng cũng giúp da chị em được hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện tình trạng của làn da và tóc.
Trái hồng nằm trong nhóm trái cây tốt cho bà bầu nhờ thành phần chất xơ và pectin, có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn một cách tự nhiên và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Hàm lượng tannin dồi dào kích thích các hoạt động của nhu động ruột nên đây cũng là vị thuốc phòng ngừa tiêu chảy một cách hữu hiệu.
Việc bà bầu ăn hồng sẽ đem lại nguồn axit folic giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Với những mẹ bầu thường xuyên bị đầy bụng và khó tiêu, nên ăn hồng hoặc uống trà hồng để cải thiện hệ tiêu hóa. Đồng thời hàm lượng beta caroten cao cũng như sibutol và axit betulinic khi bà bầu ăn hồng còn có tác dụng kháng ung thư mà không cần dùng thuốc.
Lưu ý để bà bầu ăn hồng đúng cách
Cần lưu ý mẹ bầu có thể ăn hồng chín, hồng sấy khô nhưng nên hạn chế ăn hồng giòn và mứt hồng. Bởi trong hồng giòn có chất tannin (nhựa) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axit dạ dày sẽ tạo ra kết tủa trong dạ dày. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên ăn hồng lúc đói và khi bà bầu ăn hồng cũng nhớ bóc vỏ để không ăn phải nhựa hồng sẽ gây khó tiêu.
Mẹ bầu có thể kết hợp hồng chín với sữa để làm sinh tốt uống
Chị em mang bầu cũng không nên ăn hồng sau khi ăn hải sản hoặc những chất có protein cao. Bởi vì quả hồng có nồng độ đường cao nên những bà bầu bị tiểu đường nên ăn xen kẽ quả hồng với các loại trái cây khác. Sau khi ăn hồng, chất tannin ở vỏ hồng dính lại ở kẽ răng sẽ làm sâu răng và khiến răng xỉn màu, nên sau khi ăn hồng mẹ phải nhớ vệ sinh răng miệng kỹ nhé.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả hồng
Hồng là loại trái cây theo mùa, có rất nhiều món ngon được chế biến từ quả hồng như hồng sấy khô, mứt hồng, sinh tố quả hồng, hồng giòn… Hương vị ngọt ngào của quả hồng hầu hết đều rất quyến rũ đối với mẹ bầu thèm ngọt. Đừng lo lắng về việc ăn hồng sẽ khiến chị em bị tiểu đường hay tăng cân, ngược lại các chất dinh dưỡng có trong trái hồng đều rất cần thiết cho mẹ bầu.
Quả hồng khi chín có màu vàng hoặc màu đỏ thẫm cùng vị ngọt đặc trưng. Trong thành phần có chứa khá nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe bà bầu như mangan – chất khoáng vi lượng giúp điều hòa thần kinh và tăng cường sự phát triển của thai nhi. Hàm lượng kali dồi dào có trong quả hồng rất tốt cho những mẹ bầu bị cao huyết áp, hồng cũng có thể giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả. Những chất dinh dưỡng đặc trưng khác có trong quả hồng còn có kẽm, đồng và vitamin C, axit amin… rất tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của quả hồng vô cùng nổi trội và cần thiết cho mẹ bầu
Bên cạnh đó, số lượng Vitamin Riboflavin (B2,) Folate (B9), Vitamin C, Chất khoáng, Canxi, năng lượng… của hồng sẽ giúp mẹ bầu phục hồi sức lực nhanh chóng. Các thành phần trên cũng rất có ích cho hoạt động phát triển não bộ và hoàn thiện chức năng của thai nhi.
Những lợi ích khi bà bầu ăn hồng
Phải kể đến công dụng tuyệt vời nhất của quả hồng là thành phần catechins và polyphenolic – hai nguyên tố chính có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả cho các mẹ trong thời gian mang thai.
Trong quả hồng còn chứa một lượng lớn kẽm, sắt, đồng và rất nhiều vitamin C, axit amin… phòng ngừa bệnh tật và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, nhờ lượng vitamin C từ quả hồng mà các kháng thể của bà bầu được sản sinh nhiều hơn. Chất sắt bổ sung từ hồng cũng giúp da chị em được hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện tình trạng của làn da và tóc.
Trái hồng nằm trong nhóm trái cây tốt cho bà bầu nhờ thành phần chất xơ và pectin, có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn một cách tự nhiên và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Hàm lượng tannin dồi dào kích thích các hoạt động của nhu động ruột nên đây cũng là vị thuốc phòng ngừa tiêu chảy một cách hữu hiệu.
Việc bà bầu ăn hồng sẽ đem lại nguồn axit folic giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Với những mẹ bầu thường xuyên bị đầy bụng và khó tiêu, nên ăn hồng hoặc uống trà hồng để cải thiện hệ tiêu hóa. Đồng thời hàm lượng beta caroten cao cũng như sibutol và axit betulinic khi bà bầu ăn hồng còn có tác dụng kháng ung thư mà không cần dùng thuốc.
Lưu ý để bà bầu ăn hồng đúng cách
Cần lưu ý mẹ bầu có thể ăn hồng chín, hồng sấy khô nhưng nên hạn chế ăn hồng giòn và mứt hồng. Bởi trong hồng giòn có chất tannin (nhựa) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axit dạ dày sẽ tạo ra kết tủa trong dạ dày. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên ăn hồng lúc đói và khi bà bầu ăn hồng cũng nhớ bóc vỏ để không ăn phải nhựa hồng sẽ gây khó tiêu.
Mẹ bầu có thể kết hợp hồng chín với sữa để làm sinh tốt uống
Chị em mang bầu cũng không nên ăn hồng sau khi ăn hải sản hoặc những chất có protein cao. Bởi vì quả hồng có nồng độ đường cao nên những bà bầu bị tiểu đường nên ăn xen kẽ quả hồng với các loại trái cây khác. Sau khi ăn hồng, chất tannin ở vỏ hồng dính lại ở kẽ răng sẽ làm sâu răng và khiến răng xỉn màu, nên sau khi ăn hồng mẹ phải nhớ vệ sinh răng miệng kỹ nhé.