N
Ngoc Tuyen
Thành viên chính thức
Một đứa trẻ trông như thế nào và cư xử ra sao phụ thuộc một phần vào nguồn gen từ bố mẹ. Tuy nhiên, môi trường xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng đối với tương lai trẻ, và môi trường ấy bắt đầu trong bụng mẹ. Dưới đây là 7 điều mà phụ nữ mang thai nên làm để bảo vệ những đứa con chưa ra đời.
Hầu hết các bà mẹ mang thai đều được cảnh báo rằng uống rượu, hút thuốc lá và thậm chí là ăn các loại phô mai chưa tiệt trùng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, các bà mẹ mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ theo nhiều cách khác.
Giảm cân trước khi mang thai
Thai phụ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh non mà còn tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa trọng lượng người mẹ trước khi mang thai và nguy cơ bị suyễn của trẻ.
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện vấn đề này. Ngay cả trong trường hợp mẹ ít vận động trước khi mang thai, bạn cũng nên cố gắng đi bộ ít nhất 20 phút, bốn lần một tuần.
Uống cà phê vừa đủ
Chúng ta có thể đã nghe nhiều về việc hấp thu một lượng caffein cao khi mang thai có thể gây hại cho bào thai, nhưng bao nhiêu caffein mới được coi là cao thì vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.
Đa số bác sĩ sản khoa khuyến cáo phụ nữ có thai mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 200 milligram caffeine. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang lo ngại rằng lượng caffein dù thấp vẫn có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
Khoảng thời gian thành hình trong bụng mẹ là vô cùng quan trọng với bé
Tránh hút thuốc thụ động
Sống trong môi trường có nhiều khói thuốc từ lâu đã được chứng minh là nguồn gốc gây ra hen suyễn và các vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy thậm chí hút thuốc thụ động trong tử cung cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau này.
Một nghiên cứu về bà mẹ và trẻ em ở Trung Quốc phát hiện rằng con của các bà mẹ thường tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ nhân đôi nguy cơ mắc các vấn đề về khả năng chú ý và cáu kỉnh khi được năm tuổi so với những đứa trẻ khác.
Thảo luận về thuốc chống trầm cảm với bác sĩ
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai có thể gây tác động lâu dài lên bào thai đang phát triển, cụ thể là tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non và các vấn đề về hành vi, bao gồm bệnh tự kỷ.
Do đó, liệu pháp nhận thức hành vi với các hoạt động tư vấn nhưng không dùng thuốc nên là lựa chọn đầu tiên của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi điều trị chứng trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm lại có ích với phụ nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trước khi có thai.
Bổ sung vitamin D
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thiếu “vitamin ánh nắng” khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và con. Hàm lượng vitamin D thấp có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, tiền sản giật và trẻ nhẹ cân. Do đó, sẽ là không thừa nếu bạn tiến hành kiểm tra hàm lượng vitamin D trước khi mang thai.
Chỉ ăn thịt đã nấu chín
Mặc dù nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria trong quá trình mang thai khá nhỏ nhưng ảnh hưởng của nó có thể rất nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến sinh non, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và thậm chí là chết non.
Các loại thịt chế biến như xúc xích hoặc cá hồi xông khói có thể nhiễm Listeria trước khi đóng gói. Do đó, bạn cần rửa sạch tất cả rau quả và nướng thịt đã chế biến trong lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất là 150 độ trước khi ăn.
Bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí
Hít thở không khí ô nhiễm ngoài trời từ xe cộ, nhà máy và khói bụi có thể góp phần làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân.
Mặc dù không phải ai cũng có thể thay đổi nhà ở hoặc chỗ làm nhưng bạn có thể tránh ra đường trong giờ cao điểm và giữ khoảng cách với xe tải, xe buýt và xe hơi khi đèn đỏ.
Bổ sung trái cây và rau trong quá trình mang thai có thể giúp cơ thể chống lại các tác động của ô nhiễm không khí.
Nguồn: https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-d...-khi-mang-thai-de-bao-ve-con-tu-trong-bung-me
Hầu hết các bà mẹ mang thai đều được cảnh báo rằng uống rượu, hút thuốc lá và thậm chí là ăn các loại phô mai chưa tiệt trùng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, các bà mẹ mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ theo nhiều cách khác.
Giảm cân trước khi mang thai
Thai phụ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh non mà còn tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa trọng lượng người mẹ trước khi mang thai và nguy cơ bị suyễn của trẻ.
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện vấn đề này. Ngay cả trong trường hợp mẹ ít vận động trước khi mang thai, bạn cũng nên cố gắng đi bộ ít nhất 20 phút, bốn lần một tuần.
Uống cà phê vừa đủ
Chúng ta có thể đã nghe nhiều về việc hấp thu một lượng caffein cao khi mang thai có thể gây hại cho bào thai, nhưng bao nhiêu caffein mới được coi là cao thì vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.
Đa số bác sĩ sản khoa khuyến cáo phụ nữ có thai mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 200 milligram caffeine. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang lo ngại rằng lượng caffein dù thấp vẫn có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
Khoảng thời gian thành hình trong bụng mẹ là vô cùng quan trọng với bé
Tránh hút thuốc thụ động
Sống trong môi trường có nhiều khói thuốc từ lâu đã được chứng minh là nguồn gốc gây ra hen suyễn và các vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy thậm chí hút thuốc thụ động trong tử cung cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau này.
Một nghiên cứu về bà mẹ và trẻ em ở Trung Quốc phát hiện rằng con của các bà mẹ thường tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ nhân đôi nguy cơ mắc các vấn đề về khả năng chú ý và cáu kỉnh khi được năm tuổi so với những đứa trẻ khác.
Thảo luận về thuốc chống trầm cảm với bác sĩ
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai có thể gây tác động lâu dài lên bào thai đang phát triển, cụ thể là tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non và các vấn đề về hành vi, bao gồm bệnh tự kỷ.
Do đó, liệu pháp nhận thức hành vi với các hoạt động tư vấn nhưng không dùng thuốc nên là lựa chọn đầu tiên của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi điều trị chứng trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm lại có ích với phụ nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trước khi có thai.
Bổ sung vitamin D
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thiếu “vitamin ánh nắng” khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và con. Hàm lượng vitamin D thấp có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, tiền sản giật và trẻ nhẹ cân. Do đó, sẽ là không thừa nếu bạn tiến hành kiểm tra hàm lượng vitamin D trước khi mang thai.
Chỉ ăn thịt đã nấu chín
Mặc dù nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria trong quá trình mang thai khá nhỏ nhưng ảnh hưởng của nó có thể rất nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến sinh non, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và thậm chí là chết non.
Các loại thịt chế biến như xúc xích hoặc cá hồi xông khói có thể nhiễm Listeria trước khi đóng gói. Do đó, bạn cần rửa sạch tất cả rau quả và nướng thịt đã chế biến trong lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất là 150 độ trước khi ăn.
Bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí
Hít thở không khí ô nhiễm ngoài trời từ xe cộ, nhà máy và khói bụi có thể góp phần làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân.
Mặc dù không phải ai cũng có thể thay đổi nhà ở hoặc chỗ làm nhưng bạn có thể tránh ra đường trong giờ cao điểm và giữ khoảng cách với xe tải, xe buýt và xe hơi khi đèn đỏ.
Bổ sung trái cây và rau trong quá trình mang thai có thể giúp cơ thể chống lại các tác động của ô nhiễm không khí.
Nguồn: https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-d...-khi-mang-thai-de-bao-ve-con-tu-trong-bung-me