Tăng thân nhiệt có làm ảnh hưởng đến mẹ và bé? - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Tăng thân nhiệt có làm ảnh hưởng đến mẹ và bé?

N

Ngoc Tuyen

Thành viên chính thức
Tăng thân nhiệt là một biểu hiện sinh lí cơ bản thường gặp ở các phụ nữ khi mang thai nhưng nếu thân nhiệt tăng quá cao sẽ khiến cho người mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai kì.


Vì sao bà bầu lại bị tăng thân nhiệt khi mang thai?
Thực tế, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng nhưng ít mẹ nhận ra mà chỉ nghĩ rằng đó là triệu chứng cảm sốt thông thường. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng thân nhiệt khi mang thai, đầu tiên là do sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất và thứ hai là do sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong cơ thể mẹ bầu.

Cơ thể “tự nhiên” nhận ra bây giờ phải chăm sóc cho cả hai và nó phải hoạt động nhiều hơn. Sự gia tăng hormone cũng là nguyên nhân gây thay đổi nội tiết tố dẫn đến hiệu ứng tương tự như nóng bừng nên tăng nhiệt độ trung bình của cơ thể.

Nhiệt độ của mẹ bầu không tăng quá cao mà chỉ dừng ở mức 0.5 độ C và liên tục như thế trong suốt tháng đầu của thai kỳ. Nếu như không có thai thì thân nhiệt của mẹ sẽ giảm xuống bình thường trong thời kỳ kinh nguyệt.

Tình trạng tăng thân nhiệt khi mang thai cơ bản là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ

Tuy nhiên, không thể loại trừ sự gia tăng thân nhiệt là dấu hiệu của bệnh, nếu như bà bầu bị sốt và bắt đầu cảm thấy rất uể oải thì nên tìm đến bác sĩ để theo dõi ngay. Ngoài ra, mẹ bầu bị nóng trong người, hay căng thẳng, thường xuyên sử dụng đồ uống có chứa cafein và thời tiết nóng ẩm đều có thể làm thân nhiệt mẹ tăng cao hơn.

Cách hạn chế tăng thân nhiệt khi mang thai
Tăng thân nhiệt khi mang thai thường sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, hay đổ mồ hôi và cách để hạn chế trước tình trạng này là tạo môi trường thông thoáng giúp cơ thể dễ chịu.

  • Không nên xông hơi hay ngâm bồn tắm nước nóng quá lâu.
  • Bà bầu nên chọn những bộ quần áo thoáng mát, thích hợp và tập thể dục nơi thoáng đãng.
  • Mẹ bầu không nên uống đồ uống có chứa caffeine như cà phê hay trà đậm.
  • Hãy uống thật nhiều nước và mẹ bầu cũng nên uống nước trái cây để cung cấp vitamin.
  • Tham gia tập luyện yoga, đi bộ để giảm bớt căng thẳng.
  • Mẹ bầu cần tránh ăn thức ăn nhiều chất béo hay đồ ngọt để cơ thể được giải nhiệt tốt.
Khi tăng thân nhiệt khi mang thai, bổ sung nước sẽ giúp mẹ hạ nhiệt nhanh chóng

Mẹ cũng cần chú ý trong quá trình mang thai, sức đề kháng sẽ suy giảm ít nhiều nên mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với nơi có dịch bệnh dễ lây nhiễm. Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm sốt, nhiễm virus vì khả năng mẹ bị lây bệnh sẽ rất cao.

  • Khám bác sĩ khi thân nhiệt tăng bao nhiêu độ C?
Mẹ bầu nên kiểm tra thân nhiệt cơ thể thường xuyên, thời gian đo nhiệt độ cơ thể chuẩn nhất là buổi sáng, sau 6-8 giờ ngủ vì vào lúc này thân nhiệt là tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi ăn uống. Tốt nhất mẹ bầu nên đo cùng một thời điểm trong các lần đo và mức thân nhiệt trung bình là từ 36,5 – 37 độ C.

Khi thân nhiệt tăng lên 1 độ C so với nhiệt độ thông thường là lúc mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra

Nếu bà bầu tăng thân nhiệt vượt quá 38 độ C, đây có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng. Dấu hiệu nhận biết là mẹ bầu mệt mỏi, sốt cao… Sốt kèm theo tình trạng đau khớp và phát ban có thể là một dấu hiệu của parvovirus, toxoplasma và cytomegalovirus. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi câm điếc bẩm sinh.


Nguồn: https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-...nhung-luu-y-quan-trong-me-can-biet-71555.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên