Ngọc Anh
Thành viên chính thức
Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của thai nhi. Thông thường, lúc mẹ làm việc hoặc thức giấc thì dễ nhận biết hơn. Vậy khi mẹ ngủ thai nhi làm gì nhỉ?
Lần đầu mang thai mẹ vẫn thường đặt ra câu hỏi dạng “khi mẹ ngủ thai nhi làm gì?” mặc dù đã đươc thăm khám và thông báo về tình hình của bé yêu từng giai đoạn cụ thể. Bắt đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất mẹ đã có thể cảm nhận những cái chạm đầu tiên. Và từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ.
Thời điểm bé đạp nhiều trong bụng mẹ
Một số mẹ ó thể cảm thấy sự chuyển động của thai nhi vào tháng thứ 4. Nhưng phần lớn mẹ sẽ cảm thấy cú đạp của bé vào tháng thứ 5 thai kỳ.
Những cái đạp siêu mạnh của bé có thể là lời tâm sự về sức khỏe với mẹ
Sang tháng thứ 6 bé sẽ thường xuyên đạp và nhào lộn. Nhiều mẹ thường gọi đùa là “tung chưởng”. Càng đến những tháng cuối thai kỳ bé càng họat động mạnh hơn. Mẹ gần như cảm thấy sự chuyển động của bé mọi lúc mọi nơi ngay cả lúc đang say giấc nồng buổi đêm. Chỉ tới 2 tuần cuối ở thai kỳ bé mới chịu hạn chế vận động do không gian sống chật chội hơn, cơ thể tăng cân nhanh hơn nên di chuyển mệt mỏi hơn.
Số lần “tung chưởng” trong ngày
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng điều bé yêu thích làm nhất trong ngày khi còn ở trong bụng mẹ là ngủ. Thậm chí thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt).
Nhưng tại sao bé lại đạp nhiều nhỉ, nhất là vào buổi đêm? Điều này được lý giải là do thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối… và lại ngủ tiếp.
Trong 40 tuần mang thai, nhiều mẹ chia sẻ rằng cảm thấy có lúc con di chuyển đến 30 lần/ngày, trong khi lúc ngủ thì ít hơn hẳn. Thời gian chuyển động nhiều nhất trong ngày của bé chủ yếu vào ban đêm, ngay khi mẹ sẵn sàng đi vào giấc ngủ.
Tại sao bé đạp mạnh về đêm?
Theo nhiều nghiên cứu, bước sang tháng thứ 7, em bé sơ sinh trong bụng mẹ dành hầu hết thời gian để ngủ. Nhưng điều thú là dù ngủ nhưng bé vẫn chuyển động bình thường. Phép tính tổng quan chp thấy trung bình dù ngủ hay thức bé có thể chuyển động tới 50 lần mỗi giờ.
Vậy tại sao mẹ lại cảm nhận bé đạp nhiều hơn vào ban đêm?
1. Do mẹ mải mê làm việc ban ngày
Mẹ thường thắc mắc sao bé yêu lại đạp nhiều, đạp mạnh hơn về đêm. Thực tế thì bé yêu ngọ ngoạy, chuyển động đều đặn cả ngày đêm nhưng vì ban ngày mẹ thường xuyên hoạt động nên không cảm nhận rõ ràng những cú đạp siêu mạnh của bé. Và khi đêm xuống, mẹ nằm ổn định thì những cú đạp dù nhẹ nhất mẹ cũng có thể dễ dàng nhận ra.
2. Bé không ưa yên tĩnh
Đêm là thời điểm mẹ nghỉ ngơi và cần ngủ sâu giấc sau ngày dài nhiều hoạt động. Cơ mà bé lại không chịu ngủ, lại lệch pha với mẹ. Bé có thể dậy chơi, huých mẹ một cái làm mẹ tỉnh ngủ.
Nếu mẹ ngủ say, bé có thể tự chơi một mình khoảng vài phút nằm lắng nghe âm thanh và cảm nhận ánh sáng xung quanh. Và bé yêu sẽ nhanh chóng phát hiện mẹ đã ngủ rồi, làm quen dần với sự yên tĩnh. Bé sẽ đi ngủ theo mẹ liền sau đó.
Điều này cũng lý giải vì sao những buổi tối mẹ “đếm cừu” rất có thể bé cũng sẽ không ngủ theo mẹ. Mẹ cần cố gắng tạo một giấc ngủ ngon để 2 mẹ con cùng ngủ, bé sẽ phát triển nhanh hơn.
3. Phấn khích với giọng nói của mẹ
Nhiều chuyên gia cho rằng bắt đầu từ tháng thứ 7 bé dễ dàng nhận ra giọng nói của mẹ mình và phân biệt giọng nói của mẹ với người khác. Khi mẹ tâm sự với bé trước khi chìm vào giấc ngủ sâu bé thường tỏ ra phấn khích vui nhộn bằng cách đạp nhiều, đạp mạnh vào thành bụng ơn so với bình thường.
Nếu mẹ thấy bé đạp nhiều, đặc biệt vào ban đêm, hãy tiếp tục nằm nghỉ và quan sát xem bé có đạp nữa không. Ghi lại những phản ứng của bé. Trường hợp mẹ thấy bé không đạp, có thể bé đang ngủ hoặc bé có những cử động rất nhỏ mà mẹ không thể biết được.
Khi mẹ ngủ thai nhi làm gì? Đó có thể là ngủ cùng mẹ hoặc quậy từng bừng để mẹ biết mình còn thức. Tất cả đều là kỷ niệm vui cho mẹ trong suốt thai kỳ, mẹ nhỉ!
Lần đầu mang thai mẹ vẫn thường đặt ra câu hỏi dạng “khi mẹ ngủ thai nhi làm gì?” mặc dù đã đươc thăm khám và thông báo về tình hình của bé yêu từng giai đoạn cụ thể. Bắt đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất mẹ đã có thể cảm nhận những cái chạm đầu tiên. Và từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ.
Thời điểm bé đạp nhiều trong bụng mẹ
Một số mẹ ó thể cảm thấy sự chuyển động của thai nhi vào tháng thứ 4. Nhưng phần lớn mẹ sẽ cảm thấy cú đạp của bé vào tháng thứ 5 thai kỳ.
Những cái đạp siêu mạnh của bé có thể là lời tâm sự về sức khỏe với mẹ
Số lần “tung chưởng” trong ngày
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng điều bé yêu thích làm nhất trong ngày khi còn ở trong bụng mẹ là ngủ. Thậm chí thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt).
Nhưng tại sao bé lại đạp nhiều nhỉ, nhất là vào buổi đêm? Điều này được lý giải là do thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối… và lại ngủ tiếp.
Trong 40 tuần mang thai, nhiều mẹ chia sẻ rằng cảm thấy có lúc con di chuyển đến 30 lần/ngày, trong khi lúc ngủ thì ít hơn hẳn. Thời gian chuyển động nhiều nhất trong ngày của bé chủ yếu vào ban đêm, ngay khi mẹ sẵn sàng đi vào giấc ngủ.
Tại sao bé đạp mạnh về đêm?
Theo nhiều nghiên cứu, bước sang tháng thứ 7, em bé sơ sinh trong bụng mẹ dành hầu hết thời gian để ngủ. Nhưng điều thú là dù ngủ nhưng bé vẫn chuyển động bình thường. Phép tính tổng quan chp thấy trung bình dù ngủ hay thức bé có thể chuyển động tới 50 lần mỗi giờ.
Vậy tại sao mẹ lại cảm nhận bé đạp nhiều hơn vào ban đêm?
1. Do mẹ mải mê làm việc ban ngày
Mẹ thường thắc mắc sao bé yêu lại đạp nhiều, đạp mạnh hơn về đêm. Thực tế thì bé yêu ngọ ngoạy, chuyển động đều đặn cả ngày đêm nhưng vì ban ngày mẹ thường xuyên hoạt động nên không cảm nhận rõ ràng những cú đạp siêu mạnh của bé. Và khi đêm xuống, mẹ nằm ổn định thì những cú đạp dù nhẹ nhất mẹ cũng có thể dễ dàng nhận ra.
2. Bé không ưa yên tĩnh
Đêm là thời điểm mẹ nghỉ ngơi và cần ngủ sâu giấc sau ngày dài nhiều hoạt động. Cơ mà bé lại không chịu ngủ, lại lệch pha với mẹ. Bé có thể dậy chơi, huých mẹ một cái làm mẹ tỉnh ngủ.
Nếu mẹ ngủ say, bé có thể tự chơi một mình khoảng vài phút nằm lắng nghe âm thanh và cảm nhận ánh sáng xung quanh. Và bé yêu sẽ nhanh chóng phát hiện mẹ đã ngủ rồi, làm quen dần với sự yên tĩnh. Bé sẽ đi ngủ theo mẹ liền sau đó.
Điều này cũng lý giải vì sao những buổi tối mẹ “đếm cừu” rất có thể bé cũng sẽ không ngủ theo mẹ. Mẹ cần cố gắng tạo một giấc ngủ ngon để 2 mẹ con cùng ngủ, bé sẽ phát triển nhanh hơn.
3. Phấn khích với giọng nói của mẹ
Nhiều chuyên gia cho rằng bắt đầu từ tháng thứ 7 bé dễ dàng nhận ra giọng nói của mẹ mình và phân biệt giọng nói của mẹ với người khác. Khi mẹ tâm sự với bé trước khi chìm vào giấc ngủ sâu bé thường tỏ ra phấn khích vui nhộn bằng cách đạp nhiều, đạp mạnh vào thành bụng ơn so với bình thường.
Nếu mẹ thấy bé đạp nhiều, đặc biệt vào ban đêm, hãy tiếp tục nằm nghỉ và quan sát xem bé có đạp nữa không. Ghi lại những phản ứng của bé. Trường hợp mẹ thấy bé không đạp, có thể bé đang ngủ hoặc bé có những cử động rất nhỏ mà mẹ không thể biết được.
Khi mẹ ngủ thai nhi làm gì? Đó có thể là ngủ cùng mẹ hoặc quậy từng bừng để mẹ biết mình còn thức. Tất cả đều là kỷ niệm vui cho mẹ trong suốt thai kỳ, mẹ nhỉ!
MarryBaby
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: