Ngọc Anh
Thành viên chính thức
Lâu nay các mẹ bầu thường truyền tai nhau những định kiến dạng, đang bầu bí ăn quả đào khi sinh con ra sẽ bị nhiều lông, bị câm hoặc dễ xảy thai.
Vậy, quan niệm này liệu có đúng? hãy lắng nghe những phân tích khoa học của chuyên gia y tế dưới đây.
Bị cấm ăn quả đào vì sợ sinh con ra bị câm
Mẹ chồng đi chợ về xách túi đào lên nhà, cô con dâu L.P thèm đến mức mắt nhìn theo không dời. Biết con thèm ăn, cũng chẳng phải mẹ chồng xấu tính ki bo nhưng vì nghe dân gian truyền nhau, mẹ bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy nên bà một mực cấm con đụng đến đào.
Vì quá tủi thân uất ức nên bà bầu L.P (Phủ Lý - Hà Nam) lên mạng xã hội tâm sự xả stress với hội chị em bỉm sữa, không ngờ sự việc này cũng có rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Câu chuyện bà bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy được nhiều người nhảy vào bàn tán xôn xao.
Trước đây, cùng hoàn cảnh với chị P. là mẹ trẻ Đ.L.T (Yên Minh - Hà Giang) đang mang bầu ở tuần thứ 22, mang thai đúng vào mùa nhiều hoa quả ngon, bà bầu T. không kìm được cơn thèm nên nhiều loại quả được bố mẹ cảnh báo không được ăn, chị lén lút mua về cất nóc tủ ăn dần, trong đó có quả đào.
Tuy nhiên, dù đã sinh con được 3 năm nhưng con của chị hoàn toàn khỏe mạnh. Lúc này, ông bà mới ngớ ra không phải như quan niệm dân gian mẹ bầu ăn đào con sinh ra bị câm mà lâu nay người ta vẫn hay đồn thổi.
Đi ngược lại suy nghĩ của phần đa mẹ bầu, chị T.T (Cầu Giấy - Hà Nội) bày tỏ thẳng thắn, việc không nên ăn những gì mà thiên hạ đã mách nhau tránh ăn. Chị cho rằng, cần cảnh giác hơn là ăn vào lại phải lo lắng.
"Dù sao cũng chỉ có 9 tháng mang bầu, các mẹ nên vì con tránh ăn những đồ mà mọi người nói là ko tốt. Vì ăn rồi ko biết tác hại thế nào nhưng cứ suốt ngày ngồi lo có hại ko thì cũng mệt lắm.
Ngày trước mình cũng thèm ăn đào, thịt chó, nhãn (đồ ăn nóng)... lắm lắm cũng biết là không có cơ sở khoa học nhưng thôi vì con cứ nhịn vậy. Trộm vía bé nhà mình bây giờ da dẻ mát lắm" - chị T.T nói.
Vậy thực hư câu chuyện bà bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy được lý giải ra sao?
Đào là trái cây giàu dinh dưỡng - có thể được ăn khi mang thai
Theo ThS.BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng theo một số nghiên cứu gần đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai.
Cũng theo bác sĩ Nguyệt, nếu nói bà bầu cần kiêng đào tuyệt đối thì không phải. Vì quả đào có tính nóng nên nếu ăn nhiều, liên tục đào bà bầu có thể bị xuất huyết, chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé.
Hơn nữa, với những quả đào có lông, phần này bám ở vỏ quả đào có thể gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng nên tốt nhất là các mẹ bầu nên gọt vỏ khi ăn.
Theo một số nghiên cứu mới đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai. Vitamin C có trong đào giúp cho xương, răng, da, cơ và các mạch máu của em bé phát triển khỏe mạnh. Vitamin C cũng hỗ trợ quá trình hấp thu sắt, một vi chất rất quan trọng cần thiết trong suốt quá trình mang thai cho cả mẹ và bé.
Lượng folate có trong đào giúp ngăn chặn các dị tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Kali trong đào giúp làm giảm tình trạng co thắt cơ và giảm mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ. Lượng chất xơ có trong đào có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm táo bón, một vấn đề mà nhiều bà bầu rất lo ngại.
Chia sẻ về vấn đề này, Lương y Bùi Hồng Minh - Nguyên Chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình (Hà Nội) phân tích, về quan niệm ăn đào trong thai kỳ có gây sẩy thai hoặc con sinh ra bị câm, điếc hay không? Điều này toàn không có cơ sở.
Trong Đông y, quả đào phơi khô, sấy khô có vị hơi chua, đắng, tính bình có tác dụng chỉ huyết nên có thể dùng trong các trường hợp động thai.
Đào có vị cả vị ngọt và đắng, tính bình, khi ăn vào sẽ đi vào kinh tâm và kinh can có tác dụng hành huyết, trừ ứ, đào có tính nóng nên nếu ăn nhiều, liên tục đào bà bầu có thể bị xuất huyết, chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 2-3 quả đào để không gây hại gì cho mẹ và bé…
Như vậy, có thể thấy rằng ăn quả đào hoàn toàn không gây nên sẩy thai hoặc các tác hại như các mẹ bầu hay nghĩ. Các mẹ có thể ăn đào nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng luôn nhớ chọn đào an toàn, đã chín, rửa sạch trước khi ăn và nên gọt vỏ để tránh lớp lông đào gây kích ứng khó chịu.
Tóm lại quan điểm bà bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy là sai lầm và vô tình đã khiến chị em bỏ qua một loại quả rất tốt cho sức khỏe.
Song, với bất cứ loại thực phẩm nào, các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ăn ở mức độ vừa phải, điều độ, ăn quả tươi, rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn nhất. Trái đào chưa được rửa sạch có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn có hại dễ dẫn đến các bệnh như listeriosis và nhiễm toxoplasma.
Vậy, quan niệm này liệu có đúng? hãy lắng nghe những phân tích khoa học của chuyên gia y tế dưới đây.
Bị cấm ăn quả đào vì sợ sinh con ra bị câm
Mẹ chồng đi chợ về xách túi đào lên nhà, cô con dâu L.P thèm đến mức mắt nhìn theo không dời. Biết con thèm ăn, cũng chẳng phải mẹ chồng xấu tính ki bo nhưng vì nghe dân gian truyền nhau, mẹ bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy nên bà một mực cấm con đụng đến đào.
Vì quá tủi thân uất ức nên bà bầu L.P (Phủ Lý - Hà Nam) lên mạng xã hội tâm sự xả stress với hội chị em bỉm sữa, không ngờ sự việc này cũng có rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Câu chuyện bà bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy được nhiều người nhảy vào bàn tán xôn xao.
Trước đây, cùng hoàn cảnh với chị P. là mẹ trẻ Đ.L.T (Yên Minh - Hà Giang) đang mang bầu ở tuần thứ 22, mang thai đúng vào mùa nhiều hoa quả ngon, bà bầu T. không kìm được cơn thèm nên nhiều loại quả được bố mẹ cảnh báo không được ăn, chị lén lút mua về cất nóc tủ ăn dần, trong đó có quả đào.
Tuy nhiên, dù đã sinh con được 3 năm nhưng con của chị hoàn toàn khỏe mạnh. Lúc này, ông bà mới ngớ ra không phải như quan niệm dân gian mẹ bầu ăn đào con sinh ra bị câm mà lâu nay người ta vẫn hay đồn thổi.
Đi ngược lại suy nghĩ của phần đa mẹ bầu, chị T.T (Cầu Giấy - Hà Nội) bày tỏ thẳng thắn, việc không nên ăn những gì mà thiên hạ đã mách nhau tránh ăn. Chị cho rằng, cần cảnh giác hơn là ăn vào lại phải lo lắng.
"Dù sao cũng chỉ có 9 tháng mang bầu, các mẹ nên vì con tránh ăn những đồ mà mọi người nói là ko tốt. Vì ăn rồi ko biết tác hại thế nào nhưng cứ suốt ngày ngồi lo có hại ko thì cũng mệt lắm.
Ngày trước mình cũng thèm ăn đào, thịt chó, nhãn (đồ ăn nóng)... lắm lắm cũng biết là không có cơ sở khoa học nhưng thôi vì con cứ nhịn vậy. Trộm vía bé nhà mình bây giờ da dẻ mát lắm" - chị T.T nói.
Vậy thực hư câu chuyện bà bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy được lý giải ra sao?
Đào là trái cây giàu dinh dưỡng - có thể được ăn khi mang thai
Theo ThS.BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng theo một số nghiên cứu gần đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai.
Cũng theo bác sĩ Nguyệt, nếu nói bà bầu cần kiêng đào tuyệt đối thì không phải. Vì quả đào có tính nóng nên nếu ăn nhiều, liên tục đào bà bầu có thể bị xuất huyết, chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé.
Hơn nữa, với những quả đào có lông, phần này bám ở vỏ quả đào có thể gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng nên tốt nhất là các mẹ bầu nên gọt vỏ khi ăn.
Theo một số nghiên cứu mới đây, đào là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có thể được ăn khi mang thai. Vitamin C có trong đào giúp cho xương, răng, da, cơ và các mạch máu của em bé phát triển khỏe mạnh. Vitamin C cũng hỗ trợ quá trình hấp thu sắt, một vi chất rất quan trọng cần thiết trong suốt quá trình mang thai cho cả mẹ và bé.
Lượng folate có trong đào giúp ngăn chặn các dị tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Kali trong đào giúp làm giảm tình trạng co thắt cơ và giảm mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ. Lượng chất xơ có trong đào có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm táo bón, một vấn đề mà nhiều bà bầu rất lo ngại.
Chia sẻ về vấn đề này, Lương y Bùi Hồng Minh - Nguyên Chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình (Hà Nội) phân tích, về quan niệm ăn đào trong thai kỳ có gây sẩy thai hoặc con sinh ra bị câm, điếc hay không? Điều này toàn không có cơ sở.
Trong Đông y, quả đào phơi khô, sấy khô có vị hơi chua, đắng, tính bình có tác dụng chỉ huyết nên có thể dùng trong các trường hợp động thai.
Đào có vị cả vị ngọt và đắng, tính bình, khi ăn vào sẽ đi vào kinh tâm và kinh can có tác dụng hành huyết, trừ ứ, đào có tính nóng nên nếu ăn nhiều, liên tục đào bà bầu có thể bị xuất huyết, chỉ nên ăn mỗi tuần khoảng 2-3 quả đào để không gây hại gì cho mẹ và bé…
Như vậy, có thể thấy rằng ăn quả đào hoàn toàn không gây nên sẩy thai hoặc các tác hại như các mẹ bầu hay nghĩ. Các mẹ có thể ăn đào nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng luôn nhớ chọn đào an toàn, đã chín, rửa sạch trước khi ăn và nên gọt vỏ để tránh lớp lông đào gây kích ứng khó chịu.
Tóm lại quan điểm bà bầu ăn đào con sinh ra sẽ lắm lông, bị câm hoặc thai phụ dễ bị sảy là sai lầm và vô tình đã khiến chị em bỏ qua một loại quả rất tốt cho sức khỏe.
Song, với bất cứ loại thực phẩm nào, các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ăn ở mức độ vừa phải, điều độ, ăn quả tươi, rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn nhất. Trái đào chưa được rửa sạch có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn có hại dễ dẫn đến các bệnh như listeriosis và nhiễm toxoplasma.
Ngọc Anh (st)
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: