Lý do nào khiến bà bầu thường thay đổi tâm trạng đến mức "chóng mặt"? - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Lý do nào khiến bà bầu thường thay đổi tâm trạng đến mức "chóng mặt"?

Tiểu Nhị

Tiểu Nhị

Thành viên chính thức
Mang thai là khoảng thời gian vô cùng căng thẳng và choáng ngợp. Một ngày có thể bạn rất sung sướng, nói chuyện, kể lể liên tục nhưng chỉ mấy phút sau, khuôn mặt bạn đã buồn chán tột độ. Vậy tại sao các bà bầu thường thay đổi tâm trạng khi mang thai như vậy? Cách kiểm soát chúng ra sao?


Hôm nay, bạn vui vẻ và liên tục xem ảnh về các em bé mới chào đời nhưng ngày mai, bạn lại hoảng hốt khi sắp được làm mẹ. Bạn lo lắng không biết mình có thể là một người mẹ tốt không? Liệu có đủ tiền để mua sắm đầy đủ cho con không? Nên cho con ăn gì, chăm như thế nào để con nhanh lớn? Hay sẽ phải học hỏi, tìm hiểu những gì để hỗ trợ con phát triển sau này?

Thậm chí, dù đã lên kế hoạch từ trước nhưng bạn vẫn rất lo. Liệu những cuốn sách dạy con đã mua có phù hợp? Liệu chiếc áo này con có mặc vừa không hay nên chọn kích thước lớn hơn? Liệu loại sữa này có đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và con có thể uống?

Một số cô gái mới mang thai lần đầu còn cảm thấy xấu hổ, rụt rè do cơ thể mất cân đối. Bụng to ra, đi lại khó khăn và làn da không còn trắng như trước nữa. Họ bắt đầu khó chịu, mặc cảm về bản thân dẫn tới mệt mỏi và thiếu sức sống.


Thay đổi tâm trạng khi mang bầu

Thay đổi tâm trạng khi bắt đầu mang thai do căng thẳng, mệt mỏi hay thay đổi hormone là điều rất bình thường. Nguyên nhân là do các triệu chứng này tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh neurotransmitter. Các chất hóa học nội sinh dẫn truyền các tín hiệu từ một nơ-ron đến một tế bào đích qua một synapse.

Ngoài các hiện tượng trên, một số bà bầu còn có các biểu hiện như sau:
  • Lo lắng đủ kiểu, không chỉ liên quan đến con cái mà còn công việc, gia đình.
  • Suy nghĩ vẩn vơ, chẳng hạn như thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà vào lúc 3 giờ sáng!!!
  • Hay quên chìa khóa hay không nhớ đã để đồ đạc ở đâu nữa.
  • Nhạy cảm, ủy mị, thậm chí là có thể khóc bất cứ lúc nào.
  • Hạnh phúc dâng tràn, đặc biệt khi chia sẻ về sự thay đổi của cơ thể với những người xung quanh.
Mỗi người sẽ có các phản ứng với những thay đổi này theo cách không hề giống nhau. Một số tích cực, một số người lại rất tiêu cực. Có người khi mang thai lại thu mình, điềm đạm và trở nên ít nói một cách kỳ lạ. Về thời gian, thay đổi tâm thường diễn ra trong khoảng 6 đến 10 tuần. Bắt đầu ổn định hơn trong tuần 13 đến 26. Sau đó, có thể xuất hiện trở lại.

Làm thế nào để kiểm soát tâm trạng khi mang bầu?

Luôn nhắc nhở bản thân rằng mang thai là điều tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã dành tặng cho người phụ nữ.

Thiên chức của phụ nữ là làm mẹ. Được chăm sóc những đứa con của mình. Nhìn thấy chúng lớn khôn từng ngày. Thế nên, hãy thường xuyên nuôi dưỡng tâm hồn bằng những điều tích cực ngay từ khi bắt đầu có thai bạn nhé. Nhờ đó, thai nhi trong bụng cũng sẽ được “tiếp sức” để phát triển tốt hơn. Sẵn sàng trước khi chào đời.

Bình tĩnh

Bạn có thể thoải mái thể hiện những cảm xúc của mình. Đó là điều tự nhiên nhưng hãy cố gắng kiểm soát. Trước mọi sự việc, nên luyện tập suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng. Đồng thời, đừng khiến bản thân bận rộn bởi các công việc do bạn tự tạo ra. Thay vào đó, dành thời gian chăm sóc mình. Luôn đặt chính mình lên trước. Nếu quá nhiều việc hoặc cảm thấy khó khăn khi làm điều gì, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của chồng hoặc những người khác.

Chia sẻ thường xuyên với chồng

Thường xuyên trò chuyện với chồng về những cảm xúc của bạn. Đây là điều rất tốt để kiểm soát tâm trạng. Bạn lo lắng điều gì? Cần điều gì? Muốn anh ấy hỗ trợ như thế nào? Hãy nói thật suy nghĩ của bạn. Ngoài ra, cả hai người cũng có thể lên kế hoạch đi dạo vào mỗi tuối hay đi nghỉ vào cuối tuần để thay đổi không khí.


Làm thứ gì đó giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái

Ngoài sự hỗ trợ của người thân, bạn cũng có thể tự kiểm soát tâm trạng. Chẳng hạn, nếu bạn thích đọc sách, hãy mua những cuốn sách bạn yêu thích về nhà và đọc khi thấy lo lắng. Nếu thích âm nhạc, hãy nghe nhạc thường xuyên hoặc đánh đàn. Ngủ trưa, đi bộ, học vẽ, đi massage hoặc xem phim hài…. Bất cứ thứ gì cũng được, miễn là bạn thích.


Kiểm soát căng thẳng

Một trong những cách kiểm soát căng thẳng mà các bà mẹ thường áp dụng đó là tham gia lớp học yoga hoặc học thiền. Bên cạnh đó, hãy ghi ra giấy các nguyên nhân thường xuyên khiến bạn thường xuyên bị stress. Chia sẻ với người thân và tìm cách giải quyết. Cuối cùng, một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cũng sẽ góp phần giúp bạn ổn định tâm trạng hiệu quả.

Làm gì nếu không thể kiểm soát tâm trạng?

Trong vài trường hợp, tâm trạng của mẹ bầu có thể thay đổi liên tục với cường độ cao. Chẳng hạn như tức giận, nổi cơn thịnh nộ thể hiện qua hành động hoặc kéo dài liên tục từ ngày này sang ngày khác. Lúc này, điều tốt nhất đó là bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý.

Theo một cuộc điều tra, có khoảng 14 đến 23% các bà mẹ khi mang thai đối mặt với khủng hoảng cực độ.


Nếu lo lắng có liên quan tới khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, có thể bạn đã mắc hội chứng rối loạn lo âu (anxiety disorder). Nếu tâm trạng căng thẳng không thể kiểm soát thì nhiều khả năng, bạn đã bị rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder).

Bất kỳ một sự thay đổi nào về sức khỏe tâm lý của bà mẹ đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Do đó, ngay từ bây giờ, nếu bạn đang có ý định sinh con hoặc đang mang thai thì hãy chủ động kiểm soát cảm xúc của mình thường xuyên nhé.

An Nhiên (Theo Daycon.vn)
 
Bên trên