N
Ngoc Tuyen
Thành viên chính thức
Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút hơn so với bình thường. Bên cạnh đó sự thay đổi của hormone trong cơ thể đi kèm với những biến đổi về sinh lý ở giai đoạn này khiến chị em dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thế cơ thể dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là viêm nhiễm đường hô hấp. Trong đó, ho là căn bệnh khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu nhất. Tuy nhiên, chị em không cần lo lắng nữa, với những cách chữa ho cho bà bầu hoàn toàn từ thiên nhiên sau đây sẽ giúp mẹ “đuổi cổ” được phần nào căn bệnh đáng ghét này.
Gừng, chanh và mật ong
Theo Đông y thì gừng có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đàm chỉ ho, chỉ nôn, lợi niệu, giải độc. Còn chanh và mật ong đều có tính kháng viêm, sát khuẩn. “Bộ 3” loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ là một phương thuốc chữa ho vô cùng tuyệt vời. Mẹ có thể dùng chanh, gừng, mật ong thực hiện các bài thuốc trị ho sau:
– Trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ có thể giúp mẹ làm ấm cổ họng, giảm ho hiệu quả.
– Mẹ có thể hấp chín quả chanh khô với 6g gừng và 3 thìa mật ong để ăn cũng có tác dụng chữa ho.
– Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh rồi uống hằng ngày.
– Pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát chanh và uống lúc ho rát nhất, mẹ sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay.
Mật ong và tỏi
Mật ong và tỏi được xem là loại thực phẩm chữa ho hiệu quả cho bà bầu. Trong mật ong có chứa chất chống khuẩn, còn tỏi chứa các nhiều vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Mẹ bầu có thể đập dập từ 4 – 5 tép tỏi, trộn đều với mật ong, đem hấp cách thủy tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được. Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng. Ngoài tác dụng trị ho, hỗn hợp mật ong và tỏi còn được sử dụng trong việc giúp bà bầu trị đau dạ dày, cảm cúm khi mang thai.
Quất và mật ong
Tắc và mật ong đều có tác dụng sát khuẩn rất hiệu quả. Mẹ bầu trị ho với tắc bằng cách thái lát mỏng 3 – 4 quả tắc đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, đổ mật ong ngập phần tắc, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 1- 2 thìa cà phê. Mẹ bầu lưu ý rằng khi uống không nên nuốt ngay lát tắc mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để tắc trôi từ từ qua cổ họng sẽ giúp mẹ giảm viêm họng, giảm ngứa rát và khan tiếng do ho quá nhiều.
Mật ong và hẹ
Cách làm cũng tương tự như món quất chưng mật ong. Mẹ bầu lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn và dùng uống lần. Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và cung cấp vitamin C nên rất tốt cho bà bầu bị ho.
Lá tía tô
Lá tía tô chính là giải pháp cho những mẹ bầu bị cảm, sốt, ho và đau họng. Mẹ dùng lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô phơi khô trong bóng râm rồi dùng nấu cháo với gạo nếp rang để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.
Lá diếp cá và nước gạo
Diếp cá là loại thảo dược vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng viêm. Chị em sau khi mua lá diếp cá về rửa sạch. Sau đó cho diếp cá và nước vo gạo vào một cái nồi đun sôi 15 phút thì tắt bếp và để uống khi còn ấm.
Lá diếp cá có tác dụng kháng viêm, mẹ bầu có thể dùng ăn sống hoặc nấu với nước vo gạo để uống
Bột nghệ
Mẹ bầu cho nửa thìa bột nghệ vào nửa cốc nước nóng, cho thêm một ít muối. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Nghệ có tác dụng kháng viêm, liền sẹo nên cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Hoặc mẹ cũng có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp mẹ hạn chế được ho và đau họng.
Cam
Cùng thuộc họ chanh nên cam cũng có tác dụng trong việc trị ho. Thực hiện cách trị ho cho bà bầu với cam như sau: sau khi đã rửa sạch cam, mẹ bầu dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Vừa lấy cam ra khỏi lò, mẹ bầu nên ăn ngay khi còn nóng để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, mẹ có thể dùng vỏ cam phơi khô và nấu nước uống hằng ngày.
Mẹ bầu dùng vỏ cam nấu nước uống hằng ngày hoặc uống nước ép cam cũng rất hiệu quả trong việc trị ho
Ổi
Mẹ cũng thực hiện tương tự như cam, lấy quả ổi để nướng lên và ăn ngày 1 lần, ăn 3 – 4 ngày sẽ thấy có hiệu quả. Nhất là đối với mẹ bầu bị ho do dị ứng gây viêm họng. Mẹ cũng có thể dùng nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp.
Lê và đường phèn
Trong quả lê có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất kháng viêm flavonoid nên có tác dụng phòng ngừa một số bệnh như ho, viêm họng, cảm cúm,… Lê sau khi gọt vỏ, mẹ bầu cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào chưng cách thủy, sau đó ăn dần sẽ giúp giảm bớt các cơn ho dai dẳng.
Nguồn: https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-...ien-nhien-ba-bau-dung-ngay-keo-phi-37587.html
Gừng, chanh và mật ong
Theo Đông y thì gừng có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đàm chỉ ho, chỉ nôn, lợi niệu, giải độc. Còn chanh và mật ong đều có tính kháng viêm, sát khuẩn. “Bộ 3” loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ là một phương thuốc chữa ho vô cùng tuyệt vời. Mẹ có thể dùng chanh, gừng, mật ong thực hiện các bài thuốc trị ho sau:
– Trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ có thể giúp mẹ làm ấm cổ họng, giảm ho hiệu quả.
– Mẹ có thể hấp chín quả chanh khô với 6g gừng và 3 thìa mật ong để ăn cũng có tác dụng chữa ho.
– Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh rồi uống hằng ngày.
– Pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát chanh và uống lúc ho rát nhất, mẹ sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay.
Mật ong và tỏi
Mật ong và tỏi được xem là loại thực phẩm chữa ho hiệu quả cho bà bầu. Trong mật ong có chứa chất chống khuẩn, còn tỏi chứa các nhiều vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Mẹ bầu có thể đập dập từ 4 – 5 tép tỏi, trộn đều với mật ong, đem hấp cách thủy tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được. Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng. Ngoài tác dụng trị ho, hỗn hợp mật ong và tỏi còn được sử dụng trong việc giúp bà bầu trị đau dạ dày, cảm cúm khi mang thai.
Quất và mật ong
Tắc và mật ong đều có tác dụng sát khuẩn rất hiệu quả. Mẹ bầu trị ho với tắc bằng cách thái lát mỏng 3 – 4 quả tắc đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, đổ mật ong ngập phần tắc, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 1- 2 thìa cà phê. Mẹ bầu lưu ý rằng khi uống không nên nuốt ngay lát tắc mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để tắc trôi từ từ qua cổ họng sẽ giúp mẹ giảm viêm họng, giảm ngứa rát và khan tiếng do ho quá nhiều.
Mật ong và hẹ
Cách làm cũng tương tự như món quất chưng mật ong. Mẹ bầu lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn và dùng uống lần. Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và cung cấp vitamin C nên rất tốt cho bà bầu bị ho.
Lá tía tô
Lá tía tô chính là giải pháp cho những mẹ bầu bị cảm, sốt, ho và đau họng. Mẹ dùng lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô phơi khô trong bóng râm rồi dùng nấu cháo với gạo nếp rang để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.
Lá diếp cá và nước gạo
Diếp cá là loại thảo dược vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng viêm. Chị em sau khi mua lá diếp cá về rửa sạch. Sau đó cho diếp cá và nước vo gạo vào một cái nồi đun sôi 15 phút thì tắt bếp và để uống khi còn ấm.
Lá diếp cá có tác dụng kháng viêm, mẹ bầu có thể dùng ăn sống hoặc nấu với nước vo gạo để uống
Bột nghệ
Mẹ bầu cho nửa thìa bột nghệ vào nửa cốc nước nóng, cho thêm một ít muối. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Nghệ có tác dụng kháng viêm, liền sẹo nên cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Hoặc mẹ cũng có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp mẹ hạn chế được ho và đau họng.
Cam
Cùng thuộc họ chanh nên cam cũng có tác dụng trong việc trị ho. Thực hiện cách trị ho cho bà bầu với cam như sau: sau khi đã rửa sạch cam, mẹ bầu dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Vừa lấy cam ra khỏi lò, mẹ bầu nên ăn ngay khi còn nóng để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, mẹ có thể dùng vỏ cam phơi khô và nấu nước uống hằng ngày.
Mẹ bầu dùng vỏ cam nấu nước uống hằng ngày hoặc uống nước ép cam cũng rất hiệu quả trong việc trị ho
Ổi
Mẹ cũng thực hiện tương tự như cam, lấy quả ổi để nướng lên và ăn ngày 1 lần, ăn 3 – 4 ngày sẽ thấy có hiệu quả. Nhất là đối với mẹ bầu bị ho do dị ứng gây viêm họng. Mẹ cũng có thể dùng nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp.
Lê và đường phèn
Trong quả lê có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất kháng viêm flavonoid nên có tác dụng phòng ngừa một số bệnh như ho, viêm họng, cảm cúm,… Lê sau khi gọt vỏ, mẹ bầu cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào chưng cách thủy, sau đó ăn dần sẽ giúp giảm bớt các cơn ho dai dẳng.
Nguồn: https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-...ien-nhien-ba-bau-dung-ngay-keo-phi-37587.html