mebeMon
Thành viên chính thức
Cơ thể người phụ nữ sau sinh phải trải qua nhiều sự thay đổi lớn. Vì vậy việc chăm sóc sau sinh đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp chị em tránh được những bệnh tật cần thiết có thể xảy ra.
1. Chăm sóc bầu ngực
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế lao động Thái Hà), với phụ nữ sau sinh, việc chăm sóc bầu ngực cực kỳ quan trọng đặc biệt phần núm vú. Sau khi sinh khoảng 3 ngày, phụ nữ bắt đầu có sữa chất lượng, nếu bị cứng, tắc thì khi trẻ bú sẽ hết dần. Để giảm đau, nên massage bầu vú, tắm vòi hoa sen, dùng đèn hồng ngoại chiếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, công tác tại Trung tâm y tế lao động Thái Hà.
Các mẹ hãy kiểm tra núm vú sau mỗi cữ bú. Nếu thấy có vết nứt hay trầy xước thì cần xử lý sớm để mọi chuyện không trở nên tồi tệ hơn. Chỉ nên vệ sinh bầu ngực bằng nước sạch. Tránh bôi trực tiếp xà phòng hay nước tắm lên núm vú, các hóa chất này có thể làm mất các chất nhầy tự nhiên của da, khiến núm vú trở nên khô và nứt nẻ. Không nên chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa.
Sau sinh thường sữa về nhiều chị em nên thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo. Núm vú ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển và khiến da bị phân hủy. Không nên dùng các tấm lót sữa có lớp lót nylon vì dễ gây ẩm ướt.
Các mẹ hãy kiểm tra núm vú sau mỗi cữ bú (Ảnh minh họa).
Đọc thêm: Điều trị tắc kinh nguyệt sau sinh bằng Đông y gia truyền
2. Vệ sinh vùng kín
Ngoài việc chăm sóc bầu ngực thì BS Kim Dung cũng nhấn mạnh việc chăm sóc vùng kín rất cần thiết với phụ nữ sau sinh. Bởi việc chăm sóc cẩn thận sẽ giúp dạ con chị em sinh thường nhanh trở lại bình thường, nên giữ vệ sinh tốt âm đạo, đi đứng nhẹ nhàng. Kết quả, sau 20 ngày đến 1 tháng, dạ con sẽ trở lại bình thường.
Ngoài giữ gìn vệ sinh, chị em cũng nên tăng cường hoạt động, không nên nằm nhiều, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường thực phẩm giàu chât xơ để tránh táo bón…
Sau khi sinh có thể tắm gội bình thường, không nên tắm ngâm mình dưới ao hồ hoặc trong bồn tắm, nên nghỉ ngơi thích hợp. Chỉ nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh, không nên dùng nước muối hay dung dịch vệ sinh phụ nữ, cũng không được thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.
Kể cả với những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật chích cửa mình thì đều phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau khô để tránh nhiễm trùng.
Việc chăm sóc vùng kín rất cần thiết với phụ nữ sau sinh (Ảnh minh họa).
3. Tình dục sau sinh
BS Lê Thị Kim Dung phân tích, vấn đề tình dục sau khi sinh được coi là tế nhị, làm cho nhiều người phân vân và ít được đề cập, nhất là những người làm mẹ lần đầu. Lý do đơn giản là sợ đau giống như khi sinh. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu sau khi sinh các mẹ không nên quan hệ tình dục nhưng cũng có người cho rằng nếu sức khỏe của sản phụ hồi phục nhanh thì sau 4-6 tháng vẫn có thể sinh hoạt bình thường và cũng là cách giúp cho cơ thể người phụ nữ kích hoạt trở lại, giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Tuy nhiên, việc làm này cần phải có sự đồng thuận của cả hai, mọi thao tác phải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho phụ nữ, đây là lý do gây căng thẳng và làm cho phụ nữ sợ giống như tổn thương, đau khi sinh.
Với những phụ nữ sau sinh nên tránh các kiểu quan hệ tình dục bằng miệng bởi lẽ nó có thể gây viêm nhiễm âm đạo, thậm chí dẫn đến tử vong bởi vì các môi chất ngoại lai thâm nhập từ bên ngoài.
4. Tinh thần bất thường
"Do ảnh hưởng quá trình sinh nở nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh bị thay đổi về cảm xúc, dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng ăn, mệt mỏi khó ngủ… Những dấu hiệu về tinh thần được xem là nguy hiểm nếu như không mất mà có chiều hướng phát triển mạnh hơn, dẫn đến không thể chăm sóc được bản thân và con cái được, lo sợ bị cô đơn cùng con cái, có ý định quyên sinh hoặc gây tổn thương đến đứa trẻ thì cần đi khám và tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt", BS Lê Thị Kim Dung cho biết.
Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh bị thay đổi về cảm xúc, dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng ăn, mệt mỏi khó ngủ (Ảnh minh họa)
Vì thế, trong giai đoạn này người thân nên giúp đỡ phụ nữ sau sinh trong việc chăm sóc bé và mẹ; tránh gây áp lực, không tạo tâm lý căng thẳng với người phụ nữ. Phụ nữ sau sinh cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng ngoài trời hàng ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng.
Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc. Đặc biệt chị em nên giữ liên lạc với gia đình, bạn bè chứ không nên tự cô lập bản thân.
1. Chăm sóc bầu ngực
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế lao động Thái Hà), với phụ nữ sau sinh, việc chăm sóc bầu ngực cực kỳ quan trọng đặc biệt phần núm vú. Sau khi sinh khoảng 3 ngày, phụ nữ bắt đầu có sữa chất lượng, nếu bị cứng, tắc thì khi trẻ bú sẽ hết dần. Để giảm đau, nên massage bầu vú, tắm vòi hoa sen, dùng đèn hồng ngoại chiếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, công tác tại Trung tâm y tế lao động Thái Hà.
Các mẹ hãy kiểm tra núm vú sau mỗi cữ bú. Nếu thấy có vết nứt hay trầy xước thì cần xử lý sớm để mọi chuyện không trở nên tồi tệ hơn. Chỉ nên vệ sinh bầu ngực bằng nước sạch. Tránh bôi trực tiếp xà phòng hay nước tắm lên núm vú, các hóa chất này có thể làm mất các chất nhầy tự nhiên của da, khiến núm vú trở nên khô và nứt nẻ. Không nên chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa.
Sau sinh thường sữa về nhiều chị em nên thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo. Núm vú ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển và khiến da bị phân hủy. Không nên dùng các tấm lót sữa có lớp lót nylon vì dễ gây ẩm ướt.
Các mẹ hãy kiểm tra núm vú sau mỗi cữ bú (Ảnh minh họa).
Đọc thêm: Điều trị tắc kinh nguyệt sau sinh bằng Đông y gia truyền
Ngoài việc chăm sóc bầu ngực thì BS Kim Dung cũng nhấn mạnh việc chăm sóc vùng kín rất cần thiết với phụ nữ sau sinh. Bởi việc chăm sóc cẩn thận sẽ giúp dạ con chị em sinh thường nhanh trở lại bình thường, nên giữ vệ sinh tốt âm đạo, đi đứng nhẹ nhàng. Kết quả, sau 20 ngày đến 1 tháng, dạ con sẽ trở lại bình thường.
Ngoài giữ gìn vệ sinh, chị em cũng nên tăng cường hoạt động, không nên nằm nhiều, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường thực phẩm giàu chât xơ để tránh táo bón…
Sau khi sinh có thể tắm gội bình thường, không nên tắm ngâm mình dưới ao hồ hoặc trong bồn tắm, nên nghỉ ngơi thích hợp. Chỉ nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh, không nên dùng nước muối hay dung dịch vệ sinh phụ nữ, cũng không được thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.
Kể cả với những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật chích cửa mình thì đều phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau khô để tránh nhiễm trùng.
Việc chăm sóc vùng kín rất cần thiết với phụ nữ sau sinh (Ảnh minh họa).
3. Tình dục sau sinh
BS Lê Thị Kim Dung phân tích, vấn đề tình dục sau khi sinh được coi là tế nhị, làm cho nhiều người phân vân và ít được đề cập, nhất là những người làm mẹ lần đầu. Lý do đơn giản là sợ đau giống như khi sinh. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu sau khi sinh các mẹ không nên quan hệ tình dục nhưng cũng có người cho rằng nếu sức khỏe của sản phụ hồi phục nhanh thì sau 4-6 tháng vẫn có thể sinh hoạt bình thường và cũng là cách giúp cho cơ thể người phụ nữ kích hoạt trở lại, giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Tuy nhiên, việc làm này cần phải có sự đồng thuận của cả hai, mọi thao tác phải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho phụ nữ, đây là lý do gây căng thẳng và làm cho phụ nữ sợ giống như tổn thương, đau khi sinh.
Với những phụ nữ sau sinh nên tránh các kiểu quan hệ tình dục bằng miệng bởi lẽ nó có thể gây viêm nhiễm âm đạo, thậm chí dẫn đến tử vong bởi vì các môi chất ngoại lai thâm nhập từ bên ngoài.
Đọc thêm: Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
4. Tinh thần bất thường
"Do ảnh hưởng quá trình sinh nở nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh bị thay đổi về cảm xúc, dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng ăn, mệt mỏi khó ngủ… Những dấu hiệu về tinh thần được xem là nguy hiểm nếu như không mất mà có chiều hướng phát triển mạnh hơn, dẫn đến không thể chăm sóc được bản thân và con cái được, lo sợ bị cô đơn cùng con cái, có ý định quyên sinh hoặc gây tổn thương đến đứa trẻ thì cần đi khám và tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt", BS Lê Thị Kim Dung cho biết.
Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh bị thay đổi về cảm xúc, dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng ăn, mệt mỏi khó ngủ (Ảnh minh họa)
Vì thế, trong giai đoạn này người thân nên giúp đỡ phụ nữ sau sinh trong việc chăm sóc bé và mẹ; tránh gây áp lực, không tạo tâm lý căng thẳng với người phụ nữ. Phụ nữ sau sinh cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng ngoài trời hàng ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng.
Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc. Đặc biệt chị em nên giữ liên lạc với gia đình, bạn bè chứ không nên tự cô lập bản thân.
MT / Theo Trí Thức Trẻ
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: